Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
ĐẶC ĐIỂM KHẨU PHẦN CỦA LƯU HỌC SINH LÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NĂM 2020
Phạm Thị Thanh Tú, Lê Đức Cường, Nguyễn Văn Công
Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả đặc điểm khẩu phần ăn của lưu học sinh Lào trường Đại học Tây Bắc, mức độ đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về hàm lượng các chất để đưa ra những khuyến nghị phù hợp. Phương pháp: Điều tra tần suất tiêu thụ lương thực, thực phẩm và khẩu phần ăn 24 giờ trên 82 đối tượng là lưu học sinh Lào. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy năng lượng khẩu phần trung bình của lưu học sinh là 2007,1 ± 362,2 kcal/ngày, Tỷ lệ các chất sinh năng lượng trong khẩu phần của lưu học sinh Lào P:L:G là 15,8 : 32 : 52,1. Tỷ lệ lưu học sinh Lào đạt được nhu cầu khuyến nghị về năng lượng là 35,4%, trong đó tỷ lệ nam đạt nhu cầu khuyến nghị là 29,5% và nữ là 42,1%. Tỷ lệ lưu học sinh đạt nhu cầu khuyến nghị về phospho đạt tỷ lệ cao nhất 86,6%, tiếp theo là kẽm đạt 74,4%, vitamin A đạt 62,2%, vitamin C đạt 59,8%, vitamin B1 đạt 54,9%, Canxi đạt 30,5%, vitamin B2 đạt 25,6% và cuối cùng thấp nhất là sắt đạt 12,2%. Tỷ lệ các lưu học sinh nam đạt nhu cầu về chất khoáng và vitamin hầu hết cao hơn nữ.
#Khẩu phần ăn #Lưu học sinh Lào #Năng lượng khẩu phần
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2022
Hoàng Thị Trang, Phạm thị Dung , Phạm Ngọc Khái, Phạm Thị Kiều Chinh
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 400 người bệnh. Đối tượng được cân đo các chỉ số nhân trắc gồm cân nặng, chiều cao, vòng eo, vòng mông; tỷ số vòng eo/vòng mông và chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính toán. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá dựa vào BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRO) và Bộ Y tế Việt Nam (VNMOH). Kết quả: Tỷ lệ người bệnh bị thừa-cân béo phì là 16,0% theo tiêu chuẩn WHO, và 43,5% theo tiêu chuẩn WPRO và VNMOH. Có tới 19,2% thiếu năng lượng trường diễn, trong đó 16,2% mức nhẹ; 2,8% mức vừa và 0,2% mức độ nặng. 73,8% và 75,5% người bệnh có tỷ số eo/mông và tỷ trọng mỡ cơ thể ở mức cao. Có sự khác biệt về tình trạng thừa cân-béo phì giữa người bệnh đã kiểm soát glucose và người bệnh chưa kiểm soát với p<0,05. Kết luận: Tỷ lệ thừa cân-béo phì rất phổ biến ở người bệnh đái tháo đường. Cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tư vấn cho người bệnh đái tháo đường về chế độ dinh dưỡng điều trị và thay đổi lối sống.
#Tình trạng dinh dưỡng #đái tháo đường týp 2 #bệnh viện Quảng Xương
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỲNH PHỤ NĂM 2016
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm - Tập 13 Số 3 - Trang 44-49 - 2017
Lê Văn Tuấn , Ninh Thị Nhung, Phan Hướng Dương
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người từ 60-70 tuổi tại khoa khám bệnh Bệnh việnđa khoa huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 420 bệnhnhân đến khám tại khoa khám bệnh. Kết quả: Trong 420 đối tượng nghiên cứu gồm; 207 bệnhnhân 60- 65 tuổi và 213 bệnh nhân > 65 tuổi. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá theoBMI, tỷ lệ CED là 23,1%, nam 32,1%, nữ 14,2%, với p<0,05, thừa cân béo phì là 20,9% với p >0,05. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá theo SGA nguy cơ SDD là 35,7%, nam 28,7%,nữ 42,5%, với p > 0,05. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá theo MNA, nguy cơ SDDlà 40,0%, SDD là 14,6%, nam cao hơn nữ, với p > 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng nhóm lươngthực thực phẩm thường xuyên ≥ 3 lần/tuần nhiều nhất ở nhóm lương thực giàu đạm là đậu phụ vàthịt lợn. Ở nhóm lương thực thực phẩm giàu tinh bột là gạo, bún phở. Nhóm lương thực thực phẩmnăng lượng giàu lipid là dầu ăn thực vật và mỡ động vật.
#Tình trạng dinh dưỡng #người cao tuổi #Bệnh viện Đa khoa Quỳnh Phụ #Thái Bình
THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH COVID-19 ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN NĂM 2022
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm - Tập 19 Số 1+2 - Trang 66-73 - 2023
Nguyễn Thị Hương Lan, Trần Minh Anh, Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Thị Bảo Liên, Nguyễn Bá Thắng, Nguyễn Thành Tiến, Nguyễn Thị Hiền, Trần Thị Phương Lan
Mục tiêu: Mô tả thực trạng nuôi dưỡng người bệnh COVID-19 điều trị tại Đơn vị điều trị người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch thuộc khoa Hồi sức tích cực-chống độc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 110 người bệnh COVID-19 từ 18 tuổi trở lên được đo cân nặng và theo dõi khẩu phần ăn trong quá trình điều trị. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh đáp ứng >75% nhu cầu khuyến nghị (NCKN) về năng lượng và protein còn thấp (13,6% và 10,9%). Sau 5 ngày điều trị, mức năng lượng của người bệnh đạt 68 – 86,8%, protein đạt 50 – 66,7% so với NCKN. Số bữa ăn trung bình là 3,7 bữa/ngày. Tỷ lệ người bệnh có giảm cân tại thời điểm ra viện là 57,3%, khối lượng giảm trung bình là 1,9 ± 0,3 kg. Kết luận: Sau 5 ngày điều trị, người bệnh COVID-19 được nuôi dưỡng chưa đủ năng lượng và protein theo nhu cầu khuyến nghị và dẫn tới nguy cơ sụt cân sau một thời gian nằm viện điều trị COVID-19.
#COVID-19 #nuôi dưỡng #khẩu phần #bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
DINH DƯỠNG DỰ PHÒNG VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm - Tập 14 Số 2 - Trang 13-21 - 2018
Nguyễn Thị Lâm
.
TỐI ƯU HÓA PHẢN ỨNG RT-LAMP PHÁT HIỆN NHANH NOROVIRUS TRONG THỰC PHẨM
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm - Tập 12 Số 3 - Trang 25-34 - 2016
Phan Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Hiền, Lê Quang Hòa
Norovirus là vi rút thuộc họ Caliciviridae, gây bệnh viêm dạ dày ruột ở người, đối tượng thực phẩm có nguy cơ nhiễm Norovirus thường là các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loại rau quả ăn sống. Trong các phương pháp xác định Norovirus trong thực phẩm, phương pháp RT-LAMP là kĩ thuật khuếch đại đẳng nhiệt cho phép phát hiện nhanh, chính xác với giá thành hợp lý. Tuy nhiên, các bộ mồi LAMP tính đến thời điểm hiện tại chưa đảm bảo độ bao phủ cao cho toàn bộ các kiểu gen của Norovirus. Do đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu hiệu chỉnh bộ mồi và tối ưu hóa phương pháp RT-LAMP xác định Norovirus trong thực phẩm. Để thực hiện mục tiêu này, các mẫu thực phẩm thu thập trên địa bàn các chợ tại Hà Nội được xử lý, sau đó tách chiết và tinh sạch ARN virus, phản ứng RT-LAMP được khảo sát để chọn ra điều kiện tối ưu (lượng enzyme phiên mã ngược 2U/phản ứng; nhiệt độ ủ 63°C; nồng độ Betain đối với GI: 1M, đối với GII: 0,8M; thời gian ủ: 60 phút) với độ nhạy là 10 phiên bản/phản ứng và độ đặc hiệu đạt 100% trên các chủng khảo sát.
#Norovirus #thực phẩm #RT-LAMP
THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM 18-60 THÁNG TUỔI TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN NAM TRỰC, NAM ĐỊNH
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm - Tập 13 Số 1 - Trang 82-89 - 2017
Lê Thị Thủy, Cao Thị Thu Hương
Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 1416 trẻ em tại 4 xã thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 18 đến dưới 60 tháng tuổi. Các đối tượng được cân, đo chiều dài/chiều cao và phỏng vấn bà mẹ về thông tin chung của trẻ và gia đình. Sử dụng quần thể tham chiếu của WHO để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trẻ được coi nhẹ cân, thấp còi và gầy còm tương ứng khi Z-score cân nặng theo tuổi (WAZ)<-2SD, Z-score chiều cao theo tuổi HAZ< -2SD và Z-score cân nặng theo chiều cao (WHZ)<-2SD. Trẻ được coi là thừa cân-béo phì khi WHZ> +2SD. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Tỷ lệ trẻ nhẹ cân là 16,5%, trẻ thấp còi 24,2%, trẻ gầy còm 3,7%, và trẻ thừa cân béo phì 0,9%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ SDD, gầy còm, thấp còi giữa trẻ nam và trẻ nữ (p > 0,05). Tỷ lệ thấp còi cao nhất ở nhóm tuổi 18 - 23 tháng tuổi (26,1%) và SDD thể nhẹ cân cao nhất ở nhóm tuổi 48 - 59 tháng tuổi (20,3%). Kết luận: Tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi của trẻ ở mức trung bình và suy dinh dưỡng gầy còm ở mức nhẹ so với thang phân loại của WHO.
#Suy dinh dưỡng nhẹ cân #suy dinh dưỡng thấp còi #trẻ 18-60 tháng
THỰC TRẠNG TĂNG ACID URIC MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nguyễn Thị Thu Liễu, Trần Thị Phúc Nguyệt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tăng acid uric máu và mô tả một số yếu tố liên quan tới tăng acid uric máu của cán bộ nhân viên (CBNV) trường Đại học Y (ĐHY) Hà Nội năm 2014. Phương pháp: Điều tra mô tả cắt ngang trên 300 cán bộ nhân viên của trường Đại học Y Hà Nội. Xét nghiệm các thành phần máu, phỏng vấn bộ câu hỏi định lượng để xác định tỉ lệ tăng acid uric máu và mô tả một số yếu tố liên quan. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 39,2± 10,2. Tỷ lệ nam là 33,7% và nữ là 66,3%. Tỷ lệ tăng acid uric máu là 23,3% (45,5% đối với nam và 12,1% đối với nữ). Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tăng acid uric máu có xu hướng tăng dần. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tăng acid uric máu là: giới nam, tuổi từ 40 trở lên, thừa cân béo phì, béo bụng, chỉ số vòng eo/ vòng mông cao, tăng cholesterol, tăng triglycerid, tần suất sử dụng thịt đỏ thường xuyên và tần suất sử dụng bia thường xuyên (p<0,05). Kết luận: Các chỉ tiêu nhân trắc và hoá sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện sớm và dự báo cộng đồng có nguy cơ cao về tăngacid uric máu
#Tỉ lệ tăng acid uric máu #yếu tố liên quan
TỔNG QUAN VỀ TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT GLYCAT HÓA BỀN VỮNG (AGEs) VÀ ACRYLAMIDE VÀ THÓI QUEN TIÊU THỤ THỨC ĂN NHANH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm - Tập 20 Số 3E - Trang 1-18 - 2024
Nguyễn Hoàng Nam, Lê Ngọc Vân, Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Đặt vấn đề: An toàn thực phẩm có thể nói đã trở thành một lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt kể từ khi các thống kê xã hội học cho thấy có mối liên hệ tuyến tính giữa việc gia tăng mắc các bệnh mạn tính với trình độ công nghiệp hóa, trong đó gắn liền với ô nhiễm môi trường và quy mô của thực phẩm chế biến công nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự hình thành các hợp chất gây ô nhiễm và gây hại đến sức khỏe (acrylamide, AGEs) có trong thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao hết hợp với lối sống không lành mạnh như tiêu thụ sản phẩm nhiều đường và thực phẩm có cồn, làm tăng nguy cơ bệnh tật như đái tháo, béo phì, gan nhiễm mỡ, xơ gan và thậm chí cả bệnh ung thư.  Phạm vi và cách tiếp cận: Bài báo này tóm tắt các khía cạnh hình thành acrylamide và AGEs; đối tượng nghiên cứu acrylamide và AGEs hình thành trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm đã được người tiêu dùng, cơ quan y tế, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và ngành công nghiệp thực phẩm quan tâm. Các chất phytochemical có nguồn gốc từ các loài thực vật khác nhau có khả năng ức chế sự hình thành AGEs nội sinh, góp phần bảo vệ sức khỏe.  Các phát hiện và kết luận chính: Nghiên cứu về acrylamide và AGEs có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực chế biến thực phẩm và sức khỏe con người. Hiểu được vai trò của các hợp chất có hoạt tính sinh học, hành vi lối sống, phương pháp chế biến thực phẩm và cơ chế biểu sinh đối với acrylamide và AGEs giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách bảo vệ sức khỏe trong tương lai. 
#Thực phẩm chế biến #acrylamide #AGEs #phản ứng Maillard #lối sống không lành mạnh #nguy cơ mắc bệnh
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI BỊ TIÊU CHẢY CẤP ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2016
Nguyễn Viết Sơn, Phạm Thị Dung, Hoàng Năng Trọng, Ngô Thanh Bình
Nghiên cứu mô tả cắt ngang 220 trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản- Nhi Vĩnh Phúc năm 2016. Kết quả: Tại thời điểm vào viện có 25% trẻ suy dinh dưỡng (SDD) gầy còm; 24,5% trẻ SDD thấp còi; 15% trẻ SDD nhẹ cân và 2,3% trẻ SDD phối hợp. Tại thời điểm khi ra viện, tỷ lệ SDD tăng cao hơn với 35% trẻ SDD gầy còm; 21,4% trẻ SDD nhẹ cân; 4,1% trẻ SDD phối hợp.
#Suy dinh dưỡng #tiêu chảy #trẻ em dưới 5 tuổi #Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc
Tổng số: 576   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10