TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP
1859-3828
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
NHÂN GIỐNG IN VITRO LAN PHI ĐIỆP TÍM (Dendrobium anosmum)
Số 3 - Trang 016-021 - 2013
Từ nguồn vật liệu ban đầu là quả Lan Phi điệp tím (Dendrobium anosmum), đã xây dựng thành công quy trình tạo cây con bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. Quả lan được khử trùng bề mặt bằng HgCl2 0,1% trong 7 phút và khử trùng bằng NaOCl 5% trong 15 phút cho tỷ lệ mẫu sạch đạt và mẫu tái sinh cao nhất. Môi trường Knuds có bổ sung 0,3 mg/lNAA + 0,3 mg/l Kinetin + 0,3mg/l BAP cho hệ số nhân nhanh thể chồi đạt 5,8 lần/3 tuần, chất lượng thể chồi tốt. Sau 4 tuần, công thức bổ sung 30 g/l sucrose + 0,5 mg/l GA3 + 0,1 mg/l Kinetin chồi tăng trưởng tốt nhất (2,45 cm), chất lượng chồi tốt. Công thức bổ sung 0,5 mg/l IBA và công thức 0,3 mg/l IBA + 0,1 mg/l NAA cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 98%, số rễ trung bình đạt trên 3 rễ/ chồi, chất lượng rễ tốt. Khi cây có chiều cao > 4 cm, có 3-4 rễ đem bình cây ra huấn luyện ở điều kiện tự nhiên 1 tuần, rửa sạch thạch, đưa cây ra trồng trên giá thể.
#Dendrobium anosmum # #in vitro #Knuds #nhân giống #thể chồi
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI XÃ CHIỀNG ĐÔNG, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Số 6 - Trang 092-099 - 2018
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Thái và Mông tại xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Các phương pháp sử dụng gồm có: điều tra phỏng vấn, thu thập mẫu vật, định danh tên loài, đánh giá tính đa dạng nguồn cây thuốc và đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 80 loài cây thuốc thuộc 73 chi, 47 họ được cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa bệnh cho người dân. Cây thuốc thuộc 6 dạng sống chính gồm: thân thảo (52,5%), cây bụi (18,75%), dây leo (12,5%), cây gỗ nhỏ (7,5%), cây gỗ trung bình (7,5%), cây kí sinh (1,25%). Cây thường phân bố ở các dạng sinh cảnh như: sống ở vườn, sống ở rừng, sống ven suối và sống ở đồi. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì bộ phận cả cây, quả - hoa và lá được sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu đã xác định được 15 nhóm bệnh được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng một số dân tộc tại khu vực nghiên cứu, trong đó có 7 nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất: bệnh về tiêu hóa, bệnh do thời tiết, bệnh về thận, thanh nhiệt - giải độc, bệnh về vết thương, bệnh phụ nữ và bệnh về xương khớp. Ba loài cây thuốc cần được bảo vệ đã được ghi nhận là: Sâm cau - Curculigo Orchioides Gaertn, Sâm trâu - Callerya speciosa (Champ. Ex Benth.) Schot và Khôi tía - Ardisia silvestris Pit., 1930.
#Cây thuốc #đa dạng #huyện Tuần Giáo #xã Chiềng Đông
TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG TẠO CHẾ PHẨM SINH HỌC (PROBIOTIC) BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Số 2 - Trang 018-027 - 2019
Probiotic là những vi sinh vật sống khi được bổ sung vào cơ thể với liều lượng đủ lớn sẽ tạo ra lợi ích đối với sức khỏe của vật chủ. Mục đích nghiên cứu này là phân lập được vi khuẩn lactic từ các mẫu thực phẩm lên men đánh giá một số đặc tính probiotic của chúng để ứng dụng tạo chế phẩm probiotic bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Mười chủng vi khuẩn đã được phân lập sử dụng môi trường MRS (de Man, Rogosa & Sharpe). Sử dụng phương pháp khuếch tán đĩa thạch, 3 chủng C2, LA6 và LT7 có khả năng đối kháng tốt nhất với cả 3 loại vi khuẩn gây bệnh: E. coli, Samonella sp, Shigella sp. Những chủng này tiếp tục được đánh giá khả năng sinh enzyme ngoại bào (protease, cellulase, amylase). Kết quả cho thấy, chủng LT7 và C2 có khả năng sinh enzyme ngoại bào cao hơn chủng LA6. Hai chủng LT7 và C2 được đánh giá khả năng chịu pH thấp (từ 2 đến 4), chịu muối mật (0,5 - 3%), kháng 3 loại kháng sinh ((Tetracycline, Gentamycin, Streptomycin) nồng độ 10 - 50 µg/ml, nhận thấy chủng LT7 có khả năng chịu, pH thấp, muối mật và kháng sinh cao hơn chủng C2. Chủng LT7 đã được lựa chọn là chủng probiotic tiềm năng và được định danh là Lactobacillus plantarum dựa trên trình tự gen 16S rRNA (1445 bp) đã được phân tích. Nghiên cứu đặc tính sinh lý, sinh hóa của chủng này cho kết quả: tế bào hình que dài, không sinh catalase, có khả năng lên men lactose.
#Lactobacillus plantarum #muối mật #probiotics thức ăn chăn nuôi #thực phẩm lên men
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG RỌC RÌA VÁN CHO DÂY CHUYỀN XẺ GỖ TỰ ĐỘNG
Số 5 - Trang 118-125 - 2020
Hệ thống tự động rọc rìa ván xẻ có vai trò quan trọng trong dây chuyền xẻ gỗ tự động với nhiệm vụ tự động tìm vị trí cần rọc rìa và điều khiển quá trình cắt để loại sạch rìa gỗ có trên tấm ván. Yêu cầu của hệ thống phải đồng bộ với dây chuyền xẻ tự động, làm việc tin cậy và đảm bảo độ chính xác của vị trí cần xẻ rọc rìa để đảm bảo tấm ván sạch rìa và tỷ lệ thành khí cao nhất vì các tấm ván khác nhau có kích thước, hình dạng và rìa gỗ khác nhau do đó vị trí cần rọc rìa sẽ khác nhau đối với từng tấm ván. Bài báo này trình bày cơ sở thiết kế, chế tạo, lắp đặt và thử nghiệm hệ thống rọc rìa tự động bằng các phương pháp tính toán logic, đồng dạng mô phỏng và thử nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy độ chính xác và tin cậy của hệ thống rọc rìa có thể áp dụng cho thực tế sản xuất và tích hợp để đồng bộ dây chuyền xẻ gỗ tự động trong công nghiệp chế biến gỗ.
#dây chuyền xẻ gỗ tự động #hệ thống rọc rìa tự động #nghiên cứu thiết kế #PLC
CAU CHUỘT A ĐANG (Pinanga adangensis Ridl.) THUỘC HỌ CAU (Arecaceae) - LOÀI BỔ SUNG CHO KHU HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC
- 2018
Trong chương trình hợp tác giữa Vườn thực vật New York và các chuyên gia nghiên cứu về họ Cau ở Việt Nam, đã ghi nhận bổ sung loài Cau chuột a đang Pinanga adangensis Ridl. tăng số loài trong chi Pinanga lên 9 loài cho khu hệ thực vật Việt Nam. Trước khi được ghi nhận ở Việt Nam, loài này chỉ thấy phân bố tại Bán đảo Thái Lan và Bán đảo Malaysia, sinh cảnh đặc biệt ưa thích là rừng trên các đảo nhiệt đới. Đây là loài thực vật có kích thước nhỏ, mọc thành bụi dưới tán rừng, cao khoảng 7 m, đường kính 4 cm. Cây có hình thái tán lá đẹp, có tiềm năng làm cây cảnh. Cây có sinh cảnh sống hẹp, mới chỉ phát hiện ở một vài điểm nơi ẩm ướt, ven suối dưới tán rừng tại Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
#Cau chuột #ghi nhận bổ sung #họ Cau #Phú Quốc
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN MÔ LILY SAPA (Lilium poilanei Gapnep) IN VITRO
Số 5 - Trang 021-030 - 2021
Lily Sapa (Lilium polanei Gapnep) là một loại hoa quí hiếm trên thế giới, có màu hoa đẹp và hương thơm quyến rũ. Đây chính là nguồn gen có nghĩa trong chọn tạo giống, nhưng đã và đang bị khai thác nghiêm trọng. Chính vì vậy, nghiên cứu phát sinh hình thái in vitro nhằm mục đích nhân giống, bảo tồn và phát triển nguồn gen Lilium là rất cần thiết. Các mẫu lá và vảy củ lily được khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 5 phút cho tỷ lệ mẫu sống sạch là 50% và 68,33%. Mẫu hoa chưa nở được khử trùng bởi dung dịch Javen 1,5% trong 7 phút là thích hợp với tỷ lệ mẫu nhị và bầu nhụy sống sạch tương ứng là 51,11% và 73,33%. Các vảy củ nuôi cấy trên môi trường MS có 0,1 mg/l BA khiến 43,42% mẫu tạo chồi lá; môi trường MS có 0,3 mg/l BA khiến 39,42% mẫu tạo củ với hệ số tạo củ 0,46. Môi trường MS có 0,5 mg/l NAA kích thích 55,56% vảy củ ra củ con, với hệ số nhân củ là 1,56. Môi trường MS có IBA với nồng độ từ 0,3 đến 1,2 mg/l; 2,4 D từ 0,25 đến 1,0 mg/l kích thích vảy củ tạo mô sẹo và củ con. Môi trường MS bổ sung 0,75 mg/l 2,4-D vào môi trường nuôi cấy vảy củ đã kích thích quá trình tạo mô sẹo cao nhất, mô sẹo vàng sáng, mềm. Ngoài ra, môi trường MS bổ sung 0,3 mg/l BA và 1 mg/l 2,4 D cũng khiến 25 % mẫu tạo củ và 43,33% mẫu tạo mô sẹo to cứng.
#in vitro #Lilium poilanei #lily Sapa #nuôi cấy mô #phát sinh hình thái
Tuyển chọn chủng vi khuẩn hoạt lực cao về khả năng cố định nitơ và tổng hợp indole-3-acetic acid (IAA) từ đất trồng ngô tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Tập 13 Số 2 - Trang 014-021 - 2024
Mục đích của nghiên cứu là tuyển chọn được chủng vi khuẩn có hoạt lực cao về khả năng cố định nitơ và tổng hợp Indole-3-acetic acid (IAA) từ đất trồng ngô tại một số địa phương ở tỉnh Thái Nguyên, nhằm hướng tới sử dụng vào phát triển sản phẩm phân hữu cơ vi sinh. Từ 30 mẫu đất trồng ngô thu thập tại Thái Nguyên đã phân lập được 6 chủng vi khuẩn đều thể hiện hai hoạt tính nói trên. Từ đó tuyển chọn được chủng MN7 có hoạt tính cố định nitơ và sinh tổng hợp IAA tương ứng với 20,165 µg/ml NH4+ khi nuôi cấy trên môi trường Ashby và 115,907 µg/ml IAA trên môi trường Ashby bổ sung 0,1% L-Tryptophan. So sánh trình tự gen 16S rRNA của chủng MN7 với các loài đã công bố trên ExTaxon cho thấy, chủng MN7 có mức độ tương đồng 99,93% với Azotobacter chroococcum subsp. chroococcum IAM 12666T (AB175653). Sơ đồ phả hệ của chủng MN7 được sắp xếp thành một nhóm với chi Azotobacter. Trong nhóm của chi Azotobacter, chủng MN7 gần nhất với loài AB175653. Do vậy, chủng MN7 được đặt tên khoa học là Azotobacter chroococcum subsp. chroococcum MN7. Khảo sát đặc điểm nuôi cấy cho thấy chủng Azotobacter chroococcum subsp. chroococcum MN7 có khả năng sinh 11 loại enzyme, có khả năng đồng hóa các nguồn carbon, bao gồm D-glucose, L-arabinose, D- mannose,… và có khả năng sinh Indole và chuyển hóa nitrate thành nitrite.
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ LOÀI LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus sp.) TẠI THANH HÓA BẰNG CHỈ THỊ RAPD
Số 2 - Trang 035-041 - 2021
Chi Lan Kim tuyến (Anoectochilus) thuộc họ Lan (Orchidaceae) có 17 loài được ghi nhận phân bố ở Việt Nam, trong đó nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Nhằm mục đích bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài Lan Kim tuyến. Trong nghiên cứu này, sử dụng chỉ thị RAPD để đánh giá mức độ đa dạng di truyền nguồn gen của 8 cá thể thuộc 4 loài Lan Kim tuyến Anoectochilus formosanus Hayata, Anoectochilus calcareus Aver, Anoectochilus annamensis Aver, Anoectochilus setaceus Blume thu thập tại các Khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa. Kết quả với 18 mồi RAPD thu được 97 phân đoạn ADN được nhân bản với 71 phân đoạn đa hình chiếm 73,2%. Mức độ đa dạng di truyền giữa các loài nằm trong khoảng từ 9% đến 48%. Cây quan hệ di truyền của các mẫu Lan Kim tuyến chia thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm 3 mẫu, gồm loài A. formosanus Hayata thu tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động và loài A. annamensis Aver thu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên với độ tương đồng di truyền 67% (tương ứng với sai khác 33%); nhóm 2 gồm 5 mẫu gồm loài A. annamensis Aver thu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và loài A. setaceus Blume với độ tương đồng di truyền là 79% (tương ứng với sai khác 21%). Sự khác biệt di truyền giữa các loài Lan Kim tuyến cũng như giữa các cá thể khác nhau trong cùng một loài cho thấy nguồn gen này cần được bảo tồn hữu hiệu để phục vụ tốt cho công tác chọn tạo và nhân giống trong tương lai.
#bảo tồn #chỉ thị RAPD #đa dạng di truyền #Lan Kim tuyến #Thanh Hóa
Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Tập 13 Số 1 - Trang 133-143 - 2024
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (CNVPĐKĐĐ) thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để chọn 30 cán bộ công chức, viên chức với 4 nhóm tiêu chí và 13 tiêu chí đánh giá; chọn 150 người sử dụng đất (NSDĐ) đến làm việc tại CNVPĐKĐĐ với 8 tiêu chí đánh giá. Sử dụng thang đo 5 mức của Likert để đánh giá hoạt động của CNVPĐKĐĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thực hiện nhiệm vụ của CNVPĐKĐĐ vẫn còn một số tồn tại như: xử lý hồ sơ chậm; chưa xử lý dứt điểm các hồ sơ khó... Cán bộ công chức đánh giá 12/13 tiêu chí ở mức rất tốt, chỉ có 1 tiêu chí đánh giá ở mức tốt. Người sử dụng đất đánh giá 3/8 tiêu chí ở mức rất tốt; 5/8 tiêu chí ở mức tốt. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của CNVPĐKĐĐ cần thực hiện các giải pháp sau: tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện cơ sở vật chất, xây dựng khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật.
#người sử dụng đất #quản lý đất đai #thành phố Vĩnh Yên #Văn phòng Đăng ký đất đai
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY ĐỖ TRỌNG (Eucommia ulmoides Oliv.) TỪ HẠT
- Trang - 2024
Hạt Đỗ trọng (Eucommia ulmoides Oliv.) có đặc điểm ngủ sâu, không chỉ lớp vỏ quả mà lớp vỏ mượt bao phủ rễ và lá mầm cũng ngăn cản sự nảy mầm của hạt. Vì vậy, hạt sau khi được bóc sạch lớp vỏ quả, đưa vào khử trùng trong trong dung dịch HgCl2 0,1% trong 5 phút; sau đó cắt bỏ ¼ chiều dài hạt để loại bỏ một phần lá mầm và lớp vỏ mềm trên lá mầm trước khi đưa vào môi trường nuôi cấy mô. Sau 5-6 tuần, tất cả các mẫu sạch đều nảy mầm tạo ra cây con hoàn chỉnh. Thành phần môi trường dinh dưỡng tối ưu cho quá trình tái sinh chồi Eucommia ulmoides được xác định: MS +1,2 mg/l BAP + 0÷0,2 mg/l NAA + 20 g/l sucrose + 10 g/l glucose + 7 g/l agar. Môi trường tốt nhất để tạo rễ là: 2/3 MS + 1 mg/l NAA + 0,4 mg/l IBA + 30 g/l sucrose + 7 g/l agar.
#Eucommia ulmoides Oliv. #hạt giống #in vitro #khử trùng #tái sinh #chất điều hòa sinh trưởng.