TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae Lecomte) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - Số 6 - Trang 176-185 - 2016
Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte ) là cây gỗ lớn thường xanh, thuộc họ Long não (Lauraceae) có phạm vi phân bố hẹp, đã tìm thấy ở Ba Vì, Cúc Phương và Bến En. Kết quả điều tra tại Vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa cho thấy, Vù hương phân bố rải rác ở khu vực núi đất từ độ cao 50 m trở xuống, địa hình tương đối bằng phẳng, không có sự chia cắt lớn, độ dốc từ 100 - 250, thuộc loại đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên nhóm thạch sét, độ dầy tầng đất lớn, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng và sét, trong các trạng thái rừng IIb, IIIa1, IIIa2 tại khu vực Xuân Bái, Sông Chàng, Đồng Thổ (TK 616, 619 và 634A) có diện tích 2.781,62 ha. Thành phần loài ở các trạng thái rừng có Vù hương phân bố rất đa dạng nhưng số lượng cá thể Vù hương không nhiều nên hệ số tổ thành không cao, không có vai trò kiến tạo hoàn cảnh rừng. Trong tất cả các trạng thái rừng được điều tra không thấy xuất hiện cây Vù hương tái sinh tự nhiên cho thấy Vù hương là loài đang đối diện với nguy cơ bị đe dọa cao, vì vậy cần phải có ngay những công trình nghiên cứu và giải pháp để bảo tồn, phát triển loài Vù hương tại vùng phân bố của chúng.
#Bến En #cấu trúc #phân bố #tổ thành #Vù hương
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG DI TRUYỀN LOÀI DU SAM ĐÁ VÔI (Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn.) BẰNG KỸ THUẬT RAPD
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - Số 1 - Trang 022-027 - 2013
Hiện nay, số lượng cá thể Du sam đá vôi phân bố trên các đỉnh núi đá vôi trong tự nhiên còn ít và đang trong tình trạng nguy cấp. Để có cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn nguồn gen đạt hiệu quả cao, việc đánh giá đa dạng di truyền của các cá thể Du sam đá vôi còn sót lại là quan trọng và cần thiết. Bài viết này là kết quả phân tích đa dạng di truyền 7 mẫu lá của các loài: Du sam núi đất phân bố tại Sơn La, Du sam đá vôi phân bố tại Bắc Kạn và Cao Bằng với 10 mồi ngẫu nhiên bằng kỹ thuật RAPD (Random amplified polymorphic DNA) đã thu được 104 phân đoạn ADN (Acid Deoxyribo Nucleic) trong đó có 72 phân đoạn đa hình và tổng số thu được 463 băng ADN được nhân bản với 239 băng đa hình chiếm 51,6%. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được mức độ đa dạng di truyền giữa 7 cá thể nghiên cứu khá cao đạt từ 0,0866 ÷ 0,4616, thiết lập được sơ đồ hình cây biểu diễn mối quan hệ giữa 7 cá thể trên.
#ADN #Du sam đá vôi #đa dạng di truyền #RAPD
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LOÀI SIM (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hasst)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - Số 5 - Trang 099-105 - 2019
Sim (Rhodomyrtus tomemtosa (Ait.) Hasst) có dạng sống cây bụi sống lâu năm, phân bố rộng ở Việt Nam. Thường gặp ở các trảng cây bụi, đất trống, ven đường, ven rừng, là loài cây ưa sáng, có thể sống được nơi đất tầng nông, có nhiều đá lần, đá lộ đầu, đất chua. Sim mọc cùng các loại cây khác như Mua, Đom đóm, Cánh kiến, Guột, Sầm sì, Thành ngạnh, Đỏ ngọn, Chổi sể, Dền, Trâm, Thẩu tấu... Trước đây một số bộ phận của cây được thu hái như búp, lá non, rễ làm thuốc, quả chín để ăn và ít có giá trị kinh tế. Hiện nay, do chế biến tốt nên các sản phẩm từ quả Sim như rượu vang Sim, rượu mạnh Sim, sirô Sim, mứt Sim, kẹo gôm Sim, socola Sim... đã tạo nên thương hiệu nổi tiếng Sim Phú Quốc trở thành món quà hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Do nhu cầu sử dụng cao đã tạo đà cho việc thu hái, chế biến và gây trồng tạo vùng nguyên liệu, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều vùng nông thôn, tận dụng được đất khô cằn để trồng, tăng khả năng phòng hộ của rừng. Có thể khẳng định Sim là loài cây đa tác dụng, có tiềm năng phát triển, không những xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu từ loài Sim.
#Giá trị #lâm sản ngoài gỗ #phân bố #Sim
ĐA DẠNG THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - Số 4 - Trang 106-117 - 2018
Kết quả nghiên cứu về tính đa dạng thực vật quý hiếm tại Vườn quốc gia (VQG) Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã ghi nhận được 135 loài thực vật thuộc 52 họ, chiếm 10,35% số loài và 37,86% số họ trong tổng số 1.314 loài và 140 họ thực vật tại VQG Phú Quốc. Trong đó, họ Dầu là họ có số loài nhiều nhất 16 loài. Nghiên cứu ghi nhận 117 loài trong Danh lục đỏ của IUCN (2017), 26 loài trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, 4 loài thuộc Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và 2 loài thuộc Nghị định số 160/2013/NĐ-CP. Kết quả nghiên cứu bổ sung 8 loài thực vật mới quý hiếm vào hệ thực vật VQG Phú Quốc. Thực vật quý hiếm phân bố tại hầu hết các hệ sinh thái rừng tại VQG Phú Quốc, trong đó 3 hệ sinh thái chính của vườn là hệ sinh thái rừng lá rộng mưa ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái rừng úng phèn và hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong đó chủ yếu tập trung ở hệ sinh thái rừng lá rộng mưa ẩm nhiệt đới với 80 loài thực vật quý hiếm. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển thực vật quý hiếm tại Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
#Bảo tồn #đa dạng sinh học #thực vật quý hiếm #Vườn quốc gia Phú Quốc
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO RE HƯƠNG CINNAMOMUM PARTHENOXYLON (JACK) MEISN
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - Số 20-10 - Trang 042-048 - 2017
Re hương là cây quí, đa tác dụng. Do có giá trị kinh tế cao nên hiện nay hoạt động khai thác trái phép loài cây này ở Việt Nam đang trở thành điểm nóng. Vì vậy, vấn đề nhân giống để bảo tồn loài cây này là hết sức cần thiết. Re hương khó tìm thấy cây mẹ trưởng thành để thu hái hạt nên nhân giống in vitro là có hiệu quả hơn cả trong việc nhân giống phục vụ trồng rừng bảo tồn cũng như trồng rừng diện lớn hơn sau này. Nhân giống Re hương bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro cho thấy khử trùng vật liệu nuôi cấy khởi đầu là chồi non bằng HgCl2 0,1% trong 5 phút chia 2 lần (lần 1: 3 phút, lần 2: 2 phút) cho tỉ lệ mẫu sạch nảy chồi đạt 38,9%. Môi trường MS + 0,5 mg/l BAP + 0,1 mg/l kinetin là thích hợp nhất để tái sinh chồi lần một (tỉ lệ mẫu nảy chồi đạt 100% (với 3,2 chồi/nách lá); môi trường MS + 2,2 mg/l BAP + 0,1 mg/l kinetin + 0,1 mg/l NAA thích hợp nhất cho tạo cụm chồi (hệ số nhân chồi 3,5 lần và chiều cao trung bình chồi 2,2 cm). Môi trường tạo rễ thích hợp cho chồi Re hương in vitro là MS+ 0,4 mg/l NAA (tỉ lệ chồi ra rễ trên 94,4%, rễ có chất lượng tốt).
#Họ Long não #in vitro #nhân giống #Re hương
NGHIÊN CỨU PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM HẠT THÔNG XUÂN NHA TẠI SƠN LA
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - Số 6 - Trang 136-143 - 2016
Điều tra phân bố tự nhiên và nghiên cứu đặc điểm hạt Thông xuân nha Pinus cernua L. K. Phan ex Aver., K. S. Nguyen & T. H. Nguyen) cho thấy tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La có 04 cá thể trưởng thành có đường kính 28-75cm , chiều cao vút ngọn 25-30m, ở độ cao 940 – 1010m, nơi có địa hình hiểm trở và trạng thái rừng IIIA2. Kết quả nghiên cứu chưa phát hiện được cây tái sinh. Chứng tỏ Thông xuân ở tình trạng Rất Nguy cấp (CR) theo tiêu chuẩn của IUCN. Hạt Thông xuân nha thu hái từ 4 cây trong Khu bảo tồn có độ thuần 90,46%, tỷ lệ nảy mầm 96,25%, thời gian nảy mầm trong 9 ngày sau khi gieo. Vì vậy, có thể gieo ươm và gây trồng để bảo tồn và phát triển loài thông này.
#Bảo tồn #Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Nha #Thông xuân nha #thực vật quý hiếm
ĐỀ XUẤT BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI SONG MÂY CÓ GIÁ TRỊ CAO Ở VIỆT NAM
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - - 2021
Bài báo này là kết quả hợp tác nghiên cứu của Viện Điều tra, Quy hoạch rừng với Vườn thực vật New York từ năm 2006 đến nay và là kết quả của đề tài “Nghiên cứu thành phần và đề xuất các loài song mây có giá trị kinh tế cao cho bảo tồn và gây trồng theo vùng sinh thái”. Phương pháp chính: nghiên cứu tài liệu, mẫu tiêu bản; điều tra theo tuyến thực vật điển hình; sử dụng hướng dẫn của IUCN đánh giá mức độ nguy cấp; xây dựng tiêu chí đánh giá giá trị sử dụng. Kết quả đánh giá theo tiêu chí IUCN, Việt Nam có 19 loài song mây nguy cấp, bao gồm: 01 loài bị tuyệt chủng (EX) là Mây đá vôi Calamus clivorum; 02 loài tuyệt chủng ngoài tự nhiên (EW) là Mái Calamus tenuis và Mây tua Calamus thysanolepis; 01 loài rất nguy cấp (CR) là Mây lá liễu Calamus salicifolius; 12 loài nguy cấp (EN); và 03 loài sẽ nguy cấp (VU). Các loài này được đề xuất bảo tồn tại các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Đã xác định 28 loài song mây (chiếm một nửa số loài) có giá trị kinh tế được sử dụng ở mức độ khác nhau. Một số loài có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu quan trọng cho sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ như: Song bột Calamus poilanei, Song cát Calamus viminalis, Song mật Calamus inermis, Song nước Calamus nuralievii, Mây nước Daemonorops applanata, Song nước Calamus nuralievii, Mây chỉ Calamus parvulus, Mây bạc Calamus cinereus và Mây sáp Calamus dioicus. Các loài song mây có giá trị kinh tế được đề xuất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và nghiên cứu gây trồng theo vùng sinh thái.
#bảo tồn #giá trị #phát triển #song mây
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG RỌC RÌA VÁN CHO DÂY CHUYỀN XẺ GỖ TỰ ĐỘNG
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - Số 5 - Trang 118-125 - 2020
Hệ thống tự động rọc rìa ván xẻ có vai trò quan trọng trong dây chuyền xẻ gỗ tự động với nhiệm vụ tự động tìm vị trí cần rọc rìa và điều khiển quá trình cắt để loại sạch rìa gỗ có trên tấm ván. Yêu cầu của hệ thống phải đồng bộ với dây chuyền xẻ tự động, làm việc tin cậy và đảm bảo độ chính xác của vị trí cần xẻ rọc rìa để đảm bảo tấm ván sạch rìa và tỷ lệ thành khí cao nhất vì các tấm ván khác nhau có kích thước, hình dạng và rìa gỗ khác nhau do đó vị trí cần rọc rìa sẽ khác nhau đối với từng tấm ván. Bài báo này trình bày cơ sở thiết kế, chế tạo, lắp đặt và thử nghiệm hệ thống rọc rìa tự động bằng các phương pháp tính toán logic, đồng dạng mô phỏng và thử nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy độ chính xác và tin cậy của hệ thống rọc rìa có thể áp dụng cho thực tế sản xuất và tích hợp để đồng bộ dây chuyền xẻ gỗ tự động trong công nghiệp chế biến gỗ.
#dây chuyền xẻ gỗ tự động #hệ thống rọc rìa tự động #nghiên cứu thiết kế #PLC
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LOÀI BƯƠNG MỐC
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - Số 3 - Trang 051-055 - 2015
Bương mốc (Dendrocalamus velutinus) thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) thân ngầm mọc cụm, thân khí sinh có kích thước lớn, thân dùng làm vật liệu xây dựng, than hoạt tính; măng ngon và được người tiêu dùng ưa chuộng. Bương mốc là loài bản địa có phân bố ở vùng Tây Bắc nước ta. Hiện nay đang được người dân trồng ở một số tỉnh như Hòa Bình, Sơn La. Kết quả nghiên cứu về giải phẫu và sinh lý cho thấy Bương mốc là loài cây có nhu cầu ánh sáng cao. Tỷ lệ giữa mô đồng hóa và bề dày lá 50,91%, lớp cutin trên khá dày 4,05 µm....và cutin dưới 3,64 µm... Hàm lượng diệp lục a là 2,71. Hàm lượng diệp lục b là 0,655; tỷ lệ diêp lục a/b là 4,14. Như vậy, đây là loài cây ưa sáng cần trồng thuần loài, không nên trồng dưới tán các loài cây gỗ. Lá Bương mốc bi tổn thương nặng ở nhiệt độ từ 50°C trở nên, tổn thương hoàn toàn ở nhiệt độ từ 60°C. Như vậy, loài cây này khả năng chịu nhiệt không cao. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển trồng loài cây Bương mốc có giá trị cao ở vùng miền núi.
#Bương mốc #diệp lục #giải phẫu #sinh lý #ưa sáng
CHIỀU DÀI TƯƠNG QUAN TRONG MÔ HÌNH 2D XY CHO HỆ VẬT LIỆU TỪ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - Số 20-10 - Trang 109-116 - 2017
Vấn đề chuyển pha và pha tại nhiệt độ thấp của siêu lỏng He3, màng tinh thể lỏng, màng mỏng từ thường được mô tả bởi mô hình hai chiều XY (2D XY). Mô hình 2D XY xuất hiện chuyển pha đặc biệt gọi là chuyển pha Kosterlitz-Thouless (KT) giữa pha giả trật tự và pha mất trật tự. Trong pha giả trật tự có xuất hiện các xoáy spin nguyên dương và xoáy spin nguyên âm với chu kỳ 2π liên kết với nhạu tạo thành các cặp xoáy khác với pha mất trật tự và pha trật tự. Nghiên cứu các tham số trật tự và cách xác định nhiệt độ chuyển pha KT đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát pha và sự chuyển pha của mô hình 2D XY bằng phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Các đại lượng vật lý thống kê cơ bản như là độ từ hóa, nhiệt dung riêng, modul Helicity, tham số Binder, đặc biệt là đại lượng chiều dài tương quan tỷ đối được tính toán. Kết quả mô phỏng chỉ ra có thể xác định nhiệt độ chuyển pha KT từ đại lượng vật lý chiều dài tương quan tỷ đối.
#Chuyển pha #mô phỏng Monte Carlo #vật liệu từ
Tổng số: 34
- 1
- 2
- 3
- 4