Southeast Asian Journal of Sciences

  2615-9015

 

 

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

Determination of Auramine O in animal feedstuffs using ultra performance liquid chromatography tandem mass spectrometry
Tập 2 Số 2 - Trang 53-58 - 2024
Nguyen Thi Ha, Nguyen Bich Nu, Le Phuong Thao, Tran Thi Hong, Nguyen Kieu Hung
A method based on ultra-high performance liquid chromatography coupled with tandem mass spectrometry (UPLC/MS/MS) was developed for simple and rapid determination of the residues of Auramine O in animal feedstuffs. The samples were extracted by MeOH: H2O + HCOOH 0.1% and then analyzed in multiple reaction monitoring (MRM) mode. The mobile phase was ultrapure water with 0.1% formic acid. Under the optimized detection conditions, the linear range for Auramine O was 20 - 100µg/L and the linear correlation coefficients found more than 0.99. The limit of quantification of Auramine O was 0.34 mg/kg. The recoveries of Auramine O ranged from 64.71 - 94.12% with relative standard deviations (RSD) of 4.93 - 8.31% with the concentration range of 20 - 100 µg/L. This method is simple, effective, sensitive and is suitable for the determination and confirmation of Auramine O in animal feedstuffs.
#Auramine O #Animal feedstuffs #UPLC/MS/MS
Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và tác dụng gây độc tế bào của cao chiết cồn và chloroform từ thân cây An xoa helicteres hirsuta Lour. sterculiaceae
Tập 1 Số 4 - Trang - 2018
Phan Thị Thanh Thủy
Cây An xoa trong dân gian sử dụng làm thuốc điều trị ung nhọt, tiêu độc... Những nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng chống lại các gốc tự do là tác nhân gây ung thư cũng như khả năng chống ung thư của An xoa. Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá về khả năng quét dọn gốc tự do và khả năng gây độc tế bào của cao chiết cồn và chloroform từ thân cây An xoa. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết cồn (IC50 = 60,83μg/ml) mạnh hơn cao chiết cloroform (IC50 = 74.58μg/ml). Tuy nhiên, hoạt tính gây độc tế bào gan HepG2 của cao chiết cloroform (IC50 = 9.17μg/ml) lại mạnh hơn cao chiết cồn (IC50 = 19.96μg/ml). Như vậy, cây An xoa có chứa các hoạt chất ngăn ngừa ung thư (chất chống oxy hóa) và các hoạt chất có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
#cây An xoa #hoạt tính chống oxy hóa #hoạt tính gây độc tế bào #IC50 #ung thư
Khảo sát ảnh hưởng bã mật đường lên sự sinh trưởng và khả năng tích lũy astaxanthin của tảo Haematococcus pluvialis
Tập 5 Số 1 - Trang - 2024
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Lương Hiếu Hòa, Huỳnh Trần Mỹ Hòa, Nguyễn Thanh Loan
Tảo Haematococcus pluvialis là nguồn astaxanthin tự nhiên phong phú nhất hiện nay. Sựthay đổi về yếu tố dinh dưỡng và môi trường kích thích tảo tạo astaxanthin. Hiện nay, đã córất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng lênkhả năng tích lũy astaxanthin của tảo Haematococcus đã mang lại nhiều kết quả khả quan.Tuy nhiên, việc ứng dụng nguồn nitơ và cacbon xanh vào nuôi cấy tảo Haematococcus cònhạn chế, đặc biệt ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Nghiên cứu này sửdụng bã mật đường – một loại chất rắn từ mật đường cô đặc làm môi trường cung cấp cácchất dinh dưỡng sạch nuôi cấy tảo. Kết quả cho thấy, bã mật đường có ảnh hưởng lên sựsinh trưởng và khả năng tích lũy astaxanthin của tảo Heamatococcus pluvialis. Khi tăng dầnnồng độ bã mật đường từ 0,01 % đến 0,2 %, lượng sinh khối có xu hướng tăng dần từ150,497 mg/L đến 192,689 mg/L. Mật độ tế bào (cell) đạt cao nhất ở môi trường bã mậtđường 0,2 % là 19,3 × 104 cell/mL với tốc độ tăng trưởng đặc hiệu 0,05 mg/L trong 1 ngày.Nồng độ astaxanthin tích lũy cao nhất là 3,1 % (so với sinh khối khô) khi nuôi cấy ở bã mậtđường nồng độ thấp (0,01 %); nồng độ bã mật đường càng thấp, thời gian tích lũyastaxanthin càng nhanh.® 2022 Journal of Science and Technology - NTTU
Khảo sát quá trình nuôi ấu trùng Ruồi Lính đen (Hermetia illucens) bằng phụ phẩm hữu cơ
Tập 7 Số 4 - Trang - 2024
Trần Tuấn Kiệt, Huỳnh Văn Hiếu, Nguyễn Minh Duy
Ấu trùng Ruồi Lính đen có khả năng sinh trưởng và xử lý hiệu quả trên nhiều loại chất nền hữu cơ khác nhau. Nghiên cứu này khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng Ruồi Lính đen bằng phụ phẩm hữu cơ. Các chất nền được phối trộn theo tỷ lệ 85:15, trong đó 85 % là hỗn hợp bẹ cải nồi và vỏ thơm (tỷ lệ 1:1) và 15 % còn lại là bã đậu; ruột cá hoặc cám gà. Mẫu đối chứng được sử dụng với 100 % là hỗn hợp bẹ cải nồi và vỏ thơm (tỷ lệ 1:1). Các chất nền này được xay nghiền và xử lý bằng chế phẩm vi sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ấu trùng Ruồi Lính đen có khả năng sinh trưởng và phát triển trên các chất nền trên. Trong đó, tỷ lệ phối trộn 85:15 giữa bẹ cải nồi: vỏ thơm (1:1) và ruột cá cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ sống sót cao nhất 94,02 % và chất nền chỉ sử dụng bẹ cải nồi và vỏ thơm (1:1) cho tỷ lệ sống sót thấp nhất là 70,64 %. Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu quan trọng giúp tối ưu hóa quy trình nhân nuôi ấu trùng Ruồi Lính đen bằng phụ phẩm hữu cơ, đóng góp vào việc giảm thiểu chất thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
#Ruồi Lính đen #phụ phẩm hữu cơ #nuôi ấu trùng #Hermetia illucens #khả năng sinh trưởng
Nghiên cứu điều kiện thích hợp để sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bằng chế phẩm KMINA
Tập 7 Số 4 - Trang - 2024
Phan Văn Hoài Luân, Huỳnh Văn Hiếu
Nghiên cứu nhằm xác định các điều kiện thích hợp cho quy trình sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bằng chế phẩm KMINA. Sử dụng các vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme protease giúp thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen tạo thành phân bón giàu dinh dưỡng với 5 chỉ tiêu chỉ tiêu nghiên cứu là: hàm lượng chế phẩm KMINA (1), hàm lượng ấu trùng Ruồi Lính đen (2), thời gian ủ (3), nhiệt độ ủ (4) và độ pH (5). Kết quả cho thấy công thức phối trộn và điều kiện thích hợp để sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bao gồm: 3 mL chế phẩm KMINA + 30 g ấu trùng Ruồi Lính đen + 5 g mật rỉ + 30 mL nước, thời gian ủ là 25 ngày với nhiệt độ là 35 ℃ và pH = 7 cho ra kết quả tốt nhất với hàm lượng acid amin tự do được xác định bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis là 718,52 mg/mL. Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng quy trình sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bằng chế phẩm vi sinh KMINA, góp phần tạo thêm sự phong phú về các dòng phân bón hữu cơ có lợi cho cây trồng và thân thiện với con người và môi trường.
#ấu trùng Ruồi Lính đen #chế phẩm KMINA #chế phẩm vi sinh #dịch thủy phân #phân bón hữu cơ
Khảo sát một số thành phần thức ăn lên sự sinh trưởng của Dông cát (Leiolepis belliana) nuôi thử nghiệm tại huyện Củ Chi, TP.HCM
Tập 7 Số 4 - Trang - 2024
Trần Vũ Hoài An , Võ Thanh Sang, Huỳnh Văn Hiếu, Nguyễn Minh Duy
Dông cát (Leiolepis belliana), nổi tiếng với khả năng sinh sản vô tính và hàm lượng dinh dưỡng cao. Nghiên cứu nhằm tìm ra công thức, thành phần thức ăn giúp chuẩn hóa quy trình nuôi Dông cát, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cho Dông cát. Khẩu phần ăn được bố trí gồm các loại: rau xanh (rau muống, rau lang); bí đỏ; ấu trùng Ruồi Lính đen, bổ sung cám viên vào thành phần ăn để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho Dông cát. Công thức có tỉ lệ 6:4:1:1 (RX: BĐ: RLĐ: CV) hiệu quả nhất với hiệu suất tăng trưởng là 29,23 % so với trọng lượng cơ thể ban đầu của Dông cát, Dông cát đạt chiều dài trung bình là 36,54 cm và trọng lượng 93,83 g sau 120 ngày nuôi thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá và điều chỉnh thành phần thức ăn đúng tỷ lệ rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Dông cát.
#Dông cát #Leiolepis belliana #thành phần thức ăn #khẩu phần ăn #dinh dưỡng
Nghiên cứu bước đầu về môi trường sống của Cà cuống (Lethocerus indicus) trong điều kiện thí nghiệm
Tập 7 Số 5 - Trang - 2024
Trần Bùi Phúc, Bùi Thanh Kiệt, Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Quang Trường, Lương Quang Tưởng, Vũ Quang Mạnh
Nghiên cứu giới thiệu bước đầu về mô hình thiết kế nuôi Cà cuống Lethocerus indicus trong phòng thí nghiệm tại khu vực miền Nam. Đây là loài côn trùng quý hiếm do môi trường sống tự nhiên hiện nay của nó ngày càng bị thu hẹp. Bước đầu đã thu được các dẫn liệu khoa học về điều kiện nuôi dưỡng Cà cuống trong phòng thí nghiệm. Bể kiếng kích thước (200 × 50 × 60) cm, mực nước (20-30) cm được sử dụng để nuôi thả Cà cuống, trong khi bể nhựa (60 × 40 × 30) cm, mực nước (20-30) cm được dùng để ấp trứng và ấu trùng mới nở. Ổ trứng có màu nâu vàng cho tỉ lệ nở cao hơn khi so với các ổ có màu nâu trắng và nâu tím (> 90 %). Với mật độ nuôi thả 20 con/bể/mẻ và thức ăn là cá chép mồi thì tỷ lệ sống của Cà cuống là 10,73 %. Hàm lượng dinh dưỡng của tinh dầu Cà cuống gồm protein (0,73 %) và chất béo tổng (0,12 %). Đây là cơ sở khoa học quan trọng, góp phần gây nuôi và bảo tồn loài Cà cuống quý hiếm có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam.
#Cà cuống #Lethocerus indicus #côn trùng #bảo tồn #tinh dầu
DETERMINATION OF THE TOTAL PHENOLIC CONTENT FROM THE BULBS OF CRINIUM LATIFOLIUM (L.) BY FOLIN-CIOCALTEU METHOD
Tập 6 Số 1 - Trang 80-86 - 2019
Nguyen T Ngoc Ha, Hoang V Phuc, Nguyen Huu Lac Thuy, Vo Thi Bach Hue
Crinum latifolium is a widely used traditional herb in Viet Nam. Phytochemical study of C. latifolium (L.) bulbs revealed the presence of triterpenoid, alkaloid, polyphenol, saponin, and polyuronid. Polyphenols are phytochemicals, compounds found abundantly in natural plant food sources that have antioxidant properties. The aim of this present study was to develop and validate an analytical method to quantitate the content of total polyphenols (TP) in an extract isolated from C. latifolium (L.) bulbs using UV/Vis spectrophotometric method. The optimum conditions such as analysis time, wavelength and ratio of reagents were examined and identified. Under these conditions, the analytical procedure validation proved the method to be linear, specific, precise, accurate, and reproducible. The total phenolic content of ethanolic extract was 475,58 mg GAE/100 g dry weight.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và vi cấu tạo của cây Dâm bụt hồng cận - Hibiscus syriacus L., họ Bông (Malvaceae)
- 2024
Trần Thị Ngọc Hải, Hoàng Thị Hồng
Dâm bụt hồng cận là loại cây hoang mọc ở nhiều khu vực nhiệt đới châu Á, trong đó có Việt Nam. Theo kinh nghiệm dân gian, cây Dâm bụt hồng cận có tác dụng chữa trị một số bệnh như sốt cao, đau đầu, tiểu đường, viêm đường tiết niệu,… Tuy nhiên, để xác định tên khoa học của loài này và kiểm nghiệm về mặt vi học dược liệu, cần có tài liệu mô tả về các đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây. Vì vậy, nghiên cứu này đã mô tả đặc điểm hình thái và giải phẫu của mẫu cây Dâm bụt hồng cận thu hái ở TP. Hồ Chí Minh nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu về thực vật học giúp nhận diện và kiểm nghiệm dược liệu. Kết quả phân tích các đặc điểm hình thái và giải phẫu của cơ quan rễ, thân, lá, cuống lá và thành phần bột thân, lá của Dâm bụt hồng cận được mô tả chi tiết. Những đặc điểm này cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng để nhận dạng và kiểm nghiệm về mặt vi học của loài. Đặc biệt, lá cây được xác định là đặc điểm quan trọng nhất trong việc nhận diện đúng loài Dâm bụt hồng cận, tạo cơ sở dữ liệu cho đa dạng thực vật. ® 2023 Journal of Science and Technology − NTTU
Nhân giống cây Măng tây (asparagus officinalis L.) in vitro
Tập 3 Số 1 - Trang 6 - 2024
Hoàng Thị Thủy, Cao Bích Hằng, Mai Thị Phương Hoa, Đỗ Tiến Vinh
Măng tây (asparagus officinalis L.) là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.Thành phần hóa học trong cây Măng tây gồm có glucid; lipid; protid; cellulose; sarsasapogenin; asparagin; coniferin; rutosid; các vitamin A, B1, B2, C và thành phần khoáng mangan, sắt, photpho, kali, calcium four, brome, iod... có tác dụng phòng trị bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường, suy gan, thận, chống lão hóa, tăng cường sinh lực. Nguồn cung cấp giống trong nước không đảm bảo, chủ yếu nhập khẩu hạt giống với chi phí cao. Nghiên cứu này cung cấp một giải pháp sản xuất cây giống với giá thành thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt Măng tây được vô trùng tốt nhất bằng javel 75% trong 10 phút. Môi trường nhân chồi LV có bổ sung BA 1mg/l cho số chồi phát sinh cao nhất. Tỉ lệ ra rễ đạt cao nhất trên môi trường LV có bổ sung NAA (3mg/l). Nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất cây giống Măng tây sau này.
#Asparagus officinalis #cây Măng tây #nuôi cấy mô #vi nhân giống