TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC TÂY BẮC

  2354-1091

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  Trường Đại học Tây Bắc

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG CỦ GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA HAI GIỐNG NGHỆ ĐEN TẠI SƠN LA
Tập 0 Số 16 - Trang 111-115 - 2019
Nguyễn Thị Thanh Hòa, Đặng Văn Công
Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Giống nghệ đen Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc có các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất tốt hơn giống Kaempferia parviflora Wall. Ex Baker, trong đó giống Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc có năng suất đạt 58,38 tấn/ha, giống Kaempferia parviflora Wall. Ex Baker có năng suất chỉ đạt 18,52 tấn/ha; sử dụng khối lượng củ giống là 15g/củ thì hai giống nghệ đen sinh trưởng, phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn khi sử dụng khối lượng củ giống là 10g/củ; sử dụng giống Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc với khối lượng củ giống là 15 g/củ giúp cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhất đạt 58,59 tấn/ha. Từ khóa: Nghệ đen, khối lượng củ giống, Kaempferia parviflora Wall. ex Baker, Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc
ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG CỦ GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA HAI GIỐNG NGHỆ ĐEN TẠI SƠN LA
Tập 0 Số 16 - Trang 111-115 - 2019
Nguyễn Thị Thanh Hòa, Đặng Văn Công
Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Giống nghệ đen Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc có các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất tốt hơn giống Kaempferia parviflora Wall. Ex Baker, trong đó giống Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc có năng suất đạt 58,38 tấn/ha, giống Kaempferia parviflora Wall. Ex Baker có năng suất chỉ đạt 18,52 tấn/ha; sử dụng khối lượng củ giống là 15g/củ thì hai giống nghệ đen sinh trưởng, phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn khi sử dụng khối lượng củ giống là 10g/củ; sử dụng giống Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc với khối lượng củ giống là 15 g/củ giúp cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhất đạt 58,59 tấn/ha. Từ khóa: Nghệ đen, khối lượng củ giống, Kaempferia parviflora Wall. ex Baker, Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN TRONG GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Tập 0 Số 25 - Trang - 2022
Nguyễn Hải Minh
Mức sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên trong giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội hiện thực (CNXHHT) hiện nay còn thấp. Sự đánh giá của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng, những khó khăn khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm PPTLN) có sự khác nhau nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể. Từ thực trạng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn gặp phải khi sử dụng PPTLN trong giảng dạy môn CNXHHT ở Trường Đại học Tây Bắc.
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA
Tập 0 Số 10 - Trang 62-72 - 2019
Đào Thị Mai Hồng, Trần Quang Khải
Tóm tắt: Kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò rất quan trọng trong quản lý bền vững nguồn tài nguyên. Kết quả điều tra ban đầu tại cộng đồng người Thái, Khơ Mú cho thấy người dân đã khai thác, sử dụng 70 loài LSNG: 29 loài có công dụng làm thực phẩm chiếm 41,4%, 36 loài có công dụng làm dược liệu chiếm 51,4%, 5 loài cho màu nhuộm chiếm 7,2%. Nghiên cứu đã xây dựng được bảng danh lục cho 57 loài, thuộc 41 họ khác nhau; khảo sát đa dạng về dạng sống: dạng sống thân gỗ, thân cỏ, thân leo có số loài được khai thác nhiều chiếm tỷ lệ từ 21,4 – 24,3%; Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên tại Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp. Từ khóa: Kiến thức bản địa, Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp, Lâm sản ngoài gỗ.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA SINH VIÊN TRONG GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Tập 0 Số 25 - 2022
Nguyễn Hải Minh
Mức sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên trong giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội hiện thực (CNXHHT) hiện nay còn thấp. Sự đánh giá của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng, những khó khăn khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm PPTLN) có sự khác nhau nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể. Từ thực trạng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp khắc phục những khó khăn gặp phải khi sử dụng PPTLN trong giảng dạy môn CNXHHT ở Trường Đại học Tây Bắc.
ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT NẤM SÒ VÀNG ( Pleurotus citrinopileatus ) TRÊN CÁC KHỐI LƢỢNG CƠ CHẤT LÕI NG NGHIỀN VÀ KHỐI LƢỢNG GIỐNG CẤY KHÁC NHAU TẠI SƠN LA
Tập 0 Số 12 - Trang 57-65 - 2019
Nguyễn Thị Quyên, Đoàn Đức Lân, Phạm Thị Minh Thảo
Tóm tắt: Nghiên cứu tiến hành trồng thử nghiệm nấm sò vàng trên cơ chất lõi ngô nghiền tại Sơn La. Chúng tôi tiến hành đánh giá sinh trưởng và năng suất của nấm sò vàng ở các công thức với khối lượng cơ chất/bịch nấm và khối lượng giống cấy/kg nguyên liệu khác nhau. Kết quả cho thấy: ở khối lượng cơ chất C1 (1,5 kg/bịch nấm) năng suất nấm sò vàng đạt cao nhất 198,99 kg/tấn cơ chất ẩm, 318,38 kg/tấn cơ chất khô; ở khối lượng giống cấy 25 g/kg cơ chất (công thức G2) nấm sò vàng sinh trưởng tốt hơn, năng suất trên bịch nguyên liệu và trên tấn cơ chất đạt cao nhất 361,29 g/bịch, tương ứng 184,43 kg/tấn cơ chất ẩm, 295,09 kg/tấn cơ chất khô. Khi đóng bịch nấm với lượng 2kg cơ chất/bịch và cấy giống với mức 25 g/kg cơ chất (công thức C2G2) nấm sò vàng sinh trưởng tốt hơn, năng suất đạt 318,91 kg/tấn cơ chất khô,hiệu quả kinh tế đạt cao nhất 19,795 triệu đồng/tấn nguyên liệu. Các kết quả chỉ ra tính khả thi của việc trồng nấm sò vàng trên cơ chất lõi ngô nghiền tại Sơn La. Từ khóa: Nấm sò vàng, Sơn La, lõi ngô nghiền
BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI MÔNG Ở XÃ TÀ XÙA, HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA
Tập 0 Số 25 - Trang - 2022
Nguyễn Thị Huyền
Là tộc người cư trú trên địa bàn núi cao, giao thông còn nhiều khó khăn, đời sống kinh tế chủ yếu vẫn tự cấp tự túc, ít giao lưu, trao đổi với các tộc người và địa phương bên ngoài; do đó, cho đến nay, sinh kế chủ đạo của người Mông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La) chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Một số hình thức sinh kế mới như dịch vụ nhà nghỉ, buôn bán hàng hóa, du lịch... xuất hiện, dù vẫn còn sơ khai nhưng đã phần nào cải thiện đời sống người dân địa phương. Bài viết căn cứ trên những tư liệu thu được trong các đợt nghiên cứu điền dã tại thực địa để tập trung phân tích, làm rõ về những biến đổi trong sinh kế của người Mông ở xã Tà Xùa; chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa sinh kế truyền thống và sinh kế hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết mong muốn đóng góp một phần cơ sở thực tiễn, làm căn cứ cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đi vào chiều sâu, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương và tộc người. Từ đó đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng người Mông xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên nói riêng.
THIẾT KẾ BÀI TOÁN HÌNH HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ GẮN VỚI THỰC TIỄN MIỀN NÚI
Tập 0 Số 22 - Trang - 2022
Hoàng Thị Thanh, Nguyễn Thị Hương Lan
Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (2018) đã nhấn mạnh yêu cầu tăng cường thực hành, luyện tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn. Yêu cầu này cũng được cụ thể hoá trong chương trình đối với từng khối lớp. Điều này vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi giáo viên (GV) phải nghiên cứu, thiết kế và bổ sung những bài toán có nội dung gắn với thực tiễn địa phương vào dạy học. Bài báo phân tích nội dung, yêu cầu của chương trình Hình học Trung học cơ sở (THCS) và một số lí luận về bài toán hình học, đề xuất một số biện pháp thiết kế các bài toán hình học THCS gắn với thực tiễn miền núi, góp phần đạt được mục tiêu dạy học môn Toán ở trường phổ thông.
TUYỂN CHỌN MỘT SỐ GIỐNG CỎ LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU, BÒ TẠI TỈNH SƠN LA
Tập 0 Số 12 - Trang 130-137 - 2019
Hồ Văn Trọng, Lê Văn Hà, Vũ Quang Giảng
Tóm tắt: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2017 tại x Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nhằm tìm ra các giống cỏ có năng suất làm thức ăn cho trâu, bò. Trong 6 giống cỏ thí nghiệm thì các giống cỏ cho năng suất cao là cỏ VA06, Guatemala (Guate), Mulato2, Ghinê (TD58). Năng suất chất xanh trung bình các lứa cắt của các giống cỏ đạt tương ứng 41,37 tấn/ha; 37,45 tấn/ha; 39,90 tấn/ha và 32,30 tấn/ha. Tốc độ tái sinh trung bình của các giống cỏ trong cả năm dao động trong khoảng từ 0,49 - 1,90 cm/ngày, trong đó giống cỏ có tốc độ tái sinh thấp nhất là cỏ Stylo (S. CIAT) với 0,49 cm/ngày tiếp theo là giống cỏ P. Atratum (Pas), cao nhất là giống cỏ VA06 đạt 1,90 cm/ngày. Các giống cỏ TD58, Mulato2 và cỏ Guate có tốc độ tái sinh trung bình năm đạt lần lượt là: 1,42 cm/ngày; 1,42 cm/ngày và 1,36 cm/ngày. Từ khoá: Cỏ Mulato, Trâu, bò, Sơn La
BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI MÔNG Ở XÃ TÀ XÙA, HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA
Tập 0 Số 25 - 2022
Nguyễn Thị Huyền
Là tộc người cư trú trên địa bàn núi cao, giao thông còn nhiều khó khăn, đời sống kinh tế chủ yếu vẫn tự cấp tự túc, ít giao lưu, trao đổi với các tộc người và địa phương bên ngoài; do đó, cho đến nay, sinh kế chủ đạo của người Mông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La) chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Một số hình thức sinh kế mới như dịch vụ nhà nghỉ, buôn bán hàng hóa, du lịch... xuất hiện, dù vẫn còn sơ khai nhưng đã phần nào cải thiện đời sống người dân địa phương. Bài viết căn cứ trên những tư liệu thu được trong các đợt nghiên cứu điền dã tại thực địa để tập trung phân tích, làm rõ về những biến đổi trong sinh kế của người Mông ở xã Tà Xùa; chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa sinh kế truyền thống và sinh kế hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết mong muốn đóng góp một phần cơ sở thực tiễn, làm căn cứ cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đi vào chiều sâu, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương và tộc người. Từ đó đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng người Mông xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên nói riêng.