TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM VÀ ÁNH SÁNG ĐẾN KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH THỂ QUẢ NẤM Cordyceps militaris
Tóm tắt: Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đến sự sinh trưởng, phát triển và hình thành thể quả nấm Cordyceps militaris. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nhiệt độ 25 C, độ ẩm không khí 80 - 90%, cường độ ánh sáng 500 - 1000 lx thích hợp cho quá trình hình thành thể quả.
Từ khóa: Cordyceps militaris, Bombyx mori, tạo thể quả của nấm
XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2015: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC TÂY BẮC - Tập 0 Số 25 - 2022
Xung đột sắc tộc luôn là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới những bất ổn chính trị, kéo lùi sự phát triển ở Đông Nam Á. Thực tế đã ghi nhận ở khu vực Đông Nam Á những cuộc xung đột sắc tộc lớn có tính lịch sử vẫn còn kéo dài, diễn ra hết sức phức tạp tại một số quốc gia như Myanma, Indonesia, Malaysia, Thái Lan... Bài viết góp phần phác thảo ra một bức tranh chung với những sự kiện chủ yếu về xung đột sắc tộc, tôn giáo ở một số nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 2015, nêu
lên quá trình phát sinh, phát triển của nó, từ đó rút ra nguyên nhân, bài học để góp một tiếng nói vào vấn đề phát triển đất nước Việt Nam hiện nay.
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI TỈNH SƠN LA TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TỪ CÂY MẮC KHÉN (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC.)
Tóm tắt: Từ xa xưa, cộng đồng người Thái sống ở vùng núi rừng Tây Bắc nói chung, ở tỉnh Sơn La nói riêng có nhiều kinh nghiệm về sử dụng các sản phẩm lấy từ rừng nhất là lâm sản ngoài gỗ như măng rừng, rau rừng, củ, quả rừng để làm thực phẩm; một số sản phẩm được dùng làm thuốc như quả Sơn tra, Đảng sâm, Hà thủ ô… Một trong những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ mà cộng đồng người Thái ở Sơn La sử dụng nhiều, đó là sản phẩm lấy từ cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb). DC).
Từ khóa: Kiến thức bản địa,Mắc khén, người Thái, Sơn La.
NHẬN DẠNG CHỮ SỐ VIẾT TAY DỰA TRÊN MẠNG NƠ-RON TÍCH CHẬP SÂU
Tóm tắt: Trong lĩnh vực xử lý ảnh, nhận dạng mẫu là một trong các thách thức lớn nhất của các nhà nghiên cứu trong những năm qua. Mục tiêu của nhận dạng mẫu là phát hiện, trích chọn các đặc trưng trong ảnh để phân loại các mẫu vào các lớp khác nhau. Một bài toán nổi tiếng trong lĩnh vực này là nhận dạng chữ số viết tay, trong đó mỗi chữ số phải được gán vào một trong 10 lớp sử dụng một số phương pháp phân loại. Mục đích của chúng tôi trong bài báo này là trình bày một phương pháp học sâu để so sánh với các phương pháp dựa trên các kỹ thuật thống kê đã có để giải quyết bài toán nhận dạng chữ số viết tay. Chúng tôi sẽ xây dựng mô hình mạng nơ-ron tích chập sâu với việc sử dụng nhiều lớp khác nhau của mạng để có thể trích chọn tự động được các đặc trưng tốt nhất trong ảnh. Đồng thời, chúng tôi cũng kết hợp giữa mạng nơ-ron tích chập và Multi-layer Perceptron nhằm cải thiện hiệu suất của mô hình. Chúng tôi đã xây dựngcác thực nghiệm sử dụng tập dữ liệu MNIST và đã đạt được độ chính xác phân loại cao nhất là 99,34% và tỷ lệ lỗi là 0,74%. Các kết quả này cho thấy mô hình đề xuất của chúng tôi cho kết quả cao hơn so với nhiều mô hình đã xây dựng trước đó trên cùng tập dữ liệu. Từ khóa: Nhận dạng chữ số viết tay, mạng nơ-ron tích chập, multi-layer perceptron, phân loại.
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI KHU VỰC HỒ SANH, THÀNH PHỐ SƠN LA
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC TÂY BẮC - Tập 0 Số 26 - 2022
Tóm tắt: Bài báo trình bày k ết quả khảo sát, sử dụng chất lượng nước mặt tại khu vực Hồ Sanh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Các giai đoạn nghiên cứu gồm khảo sát vị trí các nguồn nước xả thải vào hồ, nguồn nước đầu vào chính, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước, lấy mẫu nước qua các giai đoạn và phân tích các chỉ tiêu pH, COD, BOD5, TSS. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước cho thấy chúng đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG INTERNET TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Tóm tắt: Sinh viên Trường Đại học Tây Bắc có nhu cầu sử dụng internet trong hoạt động học tập (HĐHT) ở mức độ tương đối cao. Điều này xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tính hiệu quả của internet trong HĐHT. Đây là cơ sở khoa học giúp cho Nhà trường và đội ngũ giảng viên có những giải pháp trong vấn đề xây dựng môi trường đào tạo gắn với công nghệ thông tin, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường.
Từ khóa: Internet, sinh viên, biện pháp, hoạt động học tập.
ĐA DẠNG CÂY CÓ TINH DẦU TẠI XÃ ĐỨA MÒN, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA
Tóm tắt: Kết quả điều tra đã ghi nhận được 53 loài cây có tinh dầu thuộc 41 chi, 22 họ phân bố tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Trong 22 họ thực vật có tinh dầu, họ Hoa môi (Lamiaceae) có số loài nhiều nhất (12 loài), họ cúc (Asteraceae) có 8 loài, họ gừng (Zingiberaceae) có 6 loài, họ cam (Rutaceae) có 5 loài, các họ còn lại có 1-3 loài. 38 loài được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, 7 loài sử dụng làm rau gia vị, 7 loài chưa được sử dụng và 1 loài trồng làm cảnh. Các loài phân bố ở độ cao từ 500- 1.600m thuộc 7 dạng sinh cảnh sống khác nhau.Trong số nhiều loài cho tinh dầu triển vọng, 4 loài cây có tinh dầu cần bảo vệ và 3 loài cây thuộc họ Hoa môi cần được chú ý nghiên cứu và phát triển trong thời gian tới.
Từ khóa: Đa dạng, Thực vật có tinh dầu, xã Đứa Mòn, Tỉnh Sơn La.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN CÁC LOÀI CÂY CHO SỢI TẠI XÃ NGỌC CHIẾN, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC TÂY BẮC - Tập 0 Số 26 - 2022
Nhóm cây cho sợi có giá trị về nhiều mặt: Cung cấp sợi cho nguyên liệu giấy, làm hàng thủ công mỹ nghệ, trong xây dựng nhà cửa, cung cấp thực phẩm, dược liệu, trong phòng hộ bảo vệ đất.. và trong tự nhiên chúng đóng góp vào đa dạng sinh học của rừng. Kết quả điều tra ban đầu tại xã Ngọc Chiến về thành phần loài cây cho sợi: Lập danh lục các loài cây cho sợi tại khu vực nghiên cứu gồm 84 loài, 30 họ thực vật khác nhau. Bổ sung 24 loài vào danh lục thực vật tại khu vực. Đa dạng thành phần loài cây cho sợi tập trung ở 5 họ bao gồm: họ Hòa thảo (Poaceae) 21 loài, chiếm 25.0%; họ Bông (Malvaceae) 6 loài chiếm 7.14%; họ Dâu tằm, Cà phê, Cau đều có 5 loài chiếm 5.95%. Dạng sống chủ yếu: COL (Dây leo thân cỏ) 22.62%, sau đó là các dạng sống: TRE (Cây dạng tre trúc) 21.43%, DLG (Dây leo thân gỗ) 15.48%, GON (Gỗ nhỏ) 9.52%, COD (Cỏ đứng) 8.33%.
Từ khóa: Cây cho sợi, dạng sống, Ngọc Chiến.
THỰC TRẠNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THI ĐẤU THỂ THAO SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC TÂY BẮC - Tập 0 Số 25 - 2022
Nghiên cứu tiến hành đánh giá đúng thực trạng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao sinh viên ở 06 trường chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Sơn La, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao sinh viên. Từ đó, đề xuất được
04 nội dung, 03 hình thức đổi mới và 04 bước tiến hành đổi mới nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao sinh viên trong các trường chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Sơn La.
THÀNH PHẦN VÀ DIỄN BIẾN MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY HOA HỒNG ĐỎ TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC TÂY BẮC - Tập 0 Số 26 - 2022
Nghiên cứu phát hiện 13 bệnh hại trên cây hoa hồng đỏ tại khu vực thành phố Sơn La, trong đó: 10 ệnh do nấm, 01 bệnh do vi khuẩn, 01 bệnh do vi rút và 01 bệnh sinh lý. Bệnh đốm đen (Marssonina rosae), thán thư (Colletotrichum sp.), mốc xám (Botrytis cinerea) có mức độ phổ biến cao. Từ tháng 01-5/2021, mức độ phổ biến và gây hại của bệnh đốm đen (Marssonina rosae) từ tháng 1-2, thấp, tỷ lệ từ 1,00-9,00%, chỉ số bệnh 0,33-3,44%. Sau đó, mức độ gây hại của bệnh tăng dần trong tháng 4-5 đến ngày 28/3, tỷ lệ bệnh nên đến 25-31%, chỉ số bệnh 7,89-11,00%. Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea) xuất hiện gây hại mạnh từ tháng 1 đến tháng 3, tỷ lệ hoa bị bệnh có thể đạt đến
23,00%, chỉ số bệnh 16,89%. Từ tháng 4, mức độ gây hại của bệnh mốc xám giảm nhanh, sang tháng
5 không thấy xuất hiện gây hại. Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) thường xuyên xuất hiện và gây hại trên cây hoa hồng tại vùng thành phố Sơn La. Diễn biến bệnh thán thư tăng dần trong các tháng điều tra, tỷ lệ bệnh có thể đạt 10,00%; chỉ số bệnh 3,11% vào cuối tháng 5.
Từ khóa: Hoa hồng, diễn biến bệnh, Marssonina rosae, Botrytis cinerea
Tổng số: 415
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10