TẠP CHÍ VẬT LIỆU & XÂY DỰNG

  2734-9438

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

Quan trắc diễn biến đường bờ Cù Lao Dung bằng công nghệ phân tích ảnh viễn thám
Tập 13 Số 02 - Trang Trang 54 - Trang 58 - 2023
Huỳnh Đăng Khoa, Đinh Văn Duy
Mục tiêu của nghiên cứu này là quan trắc diễn biến đường bờ sông và bờ biển của Cù Lao Dung bằng công nghệ phân tích ảnh viễn thám giai đoạn 2008-2022. Ảnh đa phổ Landsat được sử dụng để phân loại và chiết xuất đường bờ. Các kết quả phân tích cho thấy từ năm 2008 đến 2022, tổng diện tích đường bờ biển tăng 309 ha, đường bờ sông giảm 78 ha, tại vị trí xói lở nghiêm trọng nhất có đường bờ sông lùi sâu 61 m vào đất liền và tại vị trí có tốc độ bồi tụ lớn nhất, đường bờ biển đã được mở rộng thêm khoảng 650 m.
Mô phỏng khả năng giảm sóng của kè cọc ly tâm bằng mô hình Flow-3D
Tập 13 Số 04 - 2023
Hiếu Đức Trần, Gia Bảo Trần, Tấn Ngọc Thân Cao, Văn Duy Đinh, Đại Bằng Phạm, Văn Tỷ Trần, Duy Linh Dư
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả khả năng giảm sóng của kè cọc ly tâm bằng mô hình thủy lực Flow-3D. Các số liệu đầu vào của mô hình như kết cấu kè, địa hình đáy, mực nước và số liệu gió được thu thập từ hồ sơ thiết kế kè và nguồn số liệu gió được cung cấp miễn phí từ Vortex FDC. Số liệu sóng thực đo cũng được sử dụng để so sánh với kết quả mô phỏng. Kết quả mô phỏng cho thấy chiều cao sóng lớn nhất trước kè đạt 0,69 m và chiều cao sóng lớn nhất sau kè đạt 0,24 m. Hiệu quả giảm sóng của kè cọc ly tâm mô phỏng bằng Flow-3D đạt 65% đối với chiều cao sóng lớn nhất (Hmax) và 69% cho chiều cao sóng có nghĩa (Hs); trong khi đó, hiệu quả giảm sóng tính toán từ số liệu sóng thực đo là 86% cho chiều cao sóng lớn nhất (Hmax) và 82% cho chiều cao sóng có nghĩa (Hs).
#Flow-3D #Giảm sóng #Kè ly tâm #Mô hình số #Chiều cao sóng
Đánh giá tác động của đê bao tỉnh An Giang đến chế độ dòng chảy dòng chính sông Mê Kông tại Đồng bằng sông Cửu Long
Số 3 - Trang Trang 71 - Trang 78 - 2021
Huỳnh Vương Thu Minh, Tô Hoài Phong, Lê Tuấn Tú, Lê Hải Trí, Trần Văn Tỷ
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của hệ thống đê bao kiểm soát lũ (KSL) ở tỉnh An Giang đến chế độ dòng chảy sông chính. Phương pháp thống kê diễn biến phát triển hệ thống đê bao KSLtriệt để được sử dụng nhằm đánh giá ảnh hưởng của đê bao đến thay đổi chế độ dòng chảy thông qua chỉ số biến đổi thủy văn (IHA– Indicators of Hydrologic Alteration) giai đoạn 1 -  xây dựng (1997-2010) và giai đoạn 2 - sau khi hệ thống đê bao được xây dựng tương đối hoàn chỉnh (2011-2019). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh An Giang đã tăng nhanh diện tích đê bao KSL triệt để trong hai giai đoạn 1997-2004 và 2007-2010. Đến năm 2011 diện tích đê bao chiếm 69% diện tích tự nhiên toàn tỉnh (đê bao KSL triệt để chiếm 54% và đê bao tháng tám chiếm 15%). Kết quả đánh giá sự thay đổi dòng chảy (lưu lượng) cho thấy tại cả hai trạm Châu Đốc và Tân Châu giai đoạn 1 và 2 đều ở mức cao (trên 67%); tại Vàm Nao giai đoạn 1 và 2 lần lượt là 49,8% và 60,7%. Nhìn chung, giai đoạn xây dựng hệ thống đê bao (1997-2010), trạm Châu Đốc chịu tác động lớn nhất (71,2%), tiếp theo sau là Tân Châu (68,2%) và Vàm Nao thay đổi ít nhất (49,8%). Tuy nhiên, khi xem xét giai đoạn 2 (2011-2019) sau khi hệ thống đê bao tương đối hoàn chỉnh thì sự thay đổi chế độ dòng chảy tại trạm Tân Châu và Vàm Nao vẫn tăng đáng kể, lần lượt là 76,6% và 60,7%. Trong năm nhóm xem xét thì nhóm 5 (Tỷ lệ và tần suất của sự biến đổi dòng chảy) có sự thay đổi lớn nhất tại cả ba trạm. Trong đó, chỉ số 31 (sự tăng dòng chảy) thay đổi ở mức rất cao tại Châu Đốc và Tân Châu. Trong khi đó, chỉ số 32 và 33 tại Trạm Vàm Nao có sự thay đổi đáng kể cả hai giai đoạn xem xét. Sự thay đổi các chỉ số thủy văn ở trạm Tân Châu và Châu Đốc có thể là do sự thay đổi của dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông. Do vậy, cần xem xét toàn diện các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi chế độ dòng chảy này.
#Hệ thống đê bao #chế độ dòng chảy #dòng chính sông Mekong #tỉnh An Giang #chỉ số thay đổi dòng chảy (IHA)
Xử lý đá phế phẩm thành cát nghiền và nghiên cứu tính công tác của hỗn hợp bê tông thương phẩm sử dụng cát nghiền
Số 1 - 2021
Vũ Hoàng Trí, Huỳnh Phương Nam
Nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho việc tái chế, sử dụng nguồn vật liệu địa phương trong việc sản xuất bê tông thương phẩm, nhằm đưa ra hướng giải quyết nguồn vật liệu phế phẩm trong khai thác đá và thay thế nguồn cát tự nhiên đang ngày một khan hiếm. Trong nghiên cứu này, thực hiện việc khảo sát, đánh giá nguồn vật liệu cát nghiền và đá phế phẩm (hạt nhỏ hơn 5 mm) tại một số mỏ đá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quá trình lấy mẫu vật liệu, thí nghiệm và đánh giá chất lượng được tiến hành theo tiêu chuẩn TCVN 9205-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vật liệu này chưa đáp ứng về chỉ tiêu thành phần hạt cốt liệu sử dụng trong bê tông xi măng, cần tiến hành các bước xử lý tỷ lệ hạt mịn bằng phương pháp gạn rửa, tuyển ướt hoặc tuyển tách khô trong công đoạn xử lý hạt mịn của công nghệ sản xuất cát nghiền đối với nguồn đá phế phẩm tại địa phương. Nghiên cứu tập trung vào việc thiết kế cấp phối bê tông thương phẩm sử dụng cát nghiền đã qua xử lý thay thế cho cát sông với tỉ lệ 0%, 30%, 50%, 70% và 100% trên cơ sở vẫn đảm bảo về tính công tác (độ sụt 16 ± 2 cm), khả năng lưu giữ độ sụt trong thời gian lớn hơn 90 phút và đảm bảo cường độ cho bê tông mác 30.
#Cát nghiền #đá phế phẩm #cát sông #bê tông #độ sụt
Phân tích xác suất nứt do nhiệt của kết cấu trụ cầu trong quá trình nhiệt thủy hóa xi măng bằng mô phỏng số
Tập 13 Số 01 - Trang Trang 82 - Trang 87 - 2023
Hồ Ngọc Khoa, Lê Văn Minh, Vũ Chí Công
Bài báo trình bày kết quả phân tích xác suất nứt do nhiệt nhiệt trong quá trình nhiệt thủy hóa xi măng được xác định bằng mô phỏng số của kết cấu BTCT khối lớn dạng trụ cầu. Nội dung nghiên cứu có đề cập tới mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tới xác suất nứt do nhiệt này theo phương pháp trên. Kết quả phân tích có thể được sử dụng để dự đoán xác suất nứt do nhiệt phục vụ thiết kế phương án thi công và bảo dưỡng bê tông phù hợp nhằm kiểm soát hiện tượng nứt của kết cấu bê tông cốt thép dạng trụ cầu.
#Bê tông cốt thép khối lớn #Nhiệt thủy hóa xi măng #Xác suất nứt do nhiệ #Phương pháp mô phỏng số
Vữa phủ chống cháy siêu nhẹ cho kết cấu thép
Số 1 - 2021
Nguyễn Thị Kim, Trần Thị Minh Hải, Lưu Hoàng Sơn
Trong lĩnh vực an toàn cháy, mỗi vật liệu đều phải được xem xét và đánh giá về tính nguy hiểm cháy, là tập hợp của các đặc tính kỹ thuật về cháy như: tính cháy, tính bắt cháy, tính lan truyền lửa trên bề mặt, mức sinh nhiệt lượng khi cháy, khả năng tạo khói và chất độc,… Để đánh giá mức nguy hiểm cháy của một vật liệu hoặc một tổ hợp các vật liệu, phải dựa vào các kết quả thử nghiệm về ứng xử với lửa của chúng. Vật liệu có các đặc tính nêu trên ở một mức độ giới hạn theo quy định (tùy theo từng hệ thống phân loại của từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) có thể được xem là vật liệu chống cháy. Sản phẩm nghiên cứu của đề tài là vữa chống cháy có tỷ trọng siêu nhẹ, cách nhiệt, chống cháy, không phát sinh khói và chất độc trong thời gian thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm cho thấy, chỉ với chiều dày lớp vữa phủ 30 mm, cho khả năng chống cháy đạt hơn 180 phút, đảm bảo bảo vệ kết cấu thép và con người khi có hỏa hoạn xảy ra.
#vữa chống cháy #vật liệu chống cháy
Ảnh hưởng của cốt liệu được chế tạo từ tro bay thay thế cát tự nhiên tới một số tính chất của vữa xi măng
Tập 11 Số 6 - Trang Trang 42 - Trang 48 - 2021
Hoàng Lê Trung, Nguyễn Hải Long, Lưu Thị Hồng, Đào Công Anh, Nobuo Inoue
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cốt liệu mịn được chế tạo từ tro bay thay thế cát tự nhiên tới tính chất của vữa xi măng. Vữa sử dụng cốt liệu từ tro bay có kích thước từ 4,5 mm đến 0,14 mm cho tính chất tốt hơn vữa sử dụng cốt liệu từ tro bay kích thước nhỏ hơn 2,5 mm và lượng hạt dưới kích thước 0,14 mm lớn hơn 25 %. Hàm lượng cốt liệu từ tro bay thay thế cát tăng thì khối lượng riêng của vữa giảm tương ứng, nhu cầu nước cho vữa tăng nguyên nhân do các hạt cốt liệu từ tro bay có độ rỗng xốp và hút nước lớn. Cường độ nén của vữa ở tuổi 28 ngày tương đương mẫu đối chứng khi sử dụng 40 % hạt cốt liệu từ tro bay thay cát tự nhiên. Kết quả nghiên cứu này là bước đầu chứng minh khả năng ứng dụng sử dụng hạt cốt liệu từ tro bay thay thế cát tự nhiên để chế tạo vữa và bê tông.
#Cốt liệu tro bay #Vữa xi măng #Cát tự nhiên
Nghiên cứu sử dụng hạt vi cầu rỗng từ tro bay thay thế một phần cốt liệu nhỏ cho chế tạo bê tông nhẹ chịu lực
Tập 11 Số 6 - Trang Trang 21 -Trang 27 - 2021
Lê Trung Thành, Lê Việt Hùng, Nguyễn Văn Tuấn
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng các hạt vi cầu rỗng từ tro bay, còn gọi là hạt cenosphere(FAC) thay thế một phần hoặc hoàn toàn cốt cốt liệu nhỏ trong bê tông để chế tạo loại bê tông nhẹ chịu lực với khối lượng thể tích (KLTT) trong khoảng từ 1300 đến 1800 kg/m3, cường độ nén trên 40 MPa. Cát được sử dụng thay thế một phần cenospheres ở các tỷ lệ cát/FAC là 0, 20, 40, 60, 80 và 100 % theothểtích. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi thay thế cát bởi FAC, khối lượng thể tích của bê tông giảm tương ứng, từ 2180 kg/m3 của mẫu 100 % cát xuống còn 1312 kg/m3 khi thay thế hoàn toàn cốt liệu cát bằng FAC. Tuy nhiên, các tính chất cơ học cơ bản của bê tông sử dụng FAC như cường độ nén, cường độ uốn, mô đun đàn hồi bị giảm, độ hút nước tăng, mặc dù cường độ riêng (tỷ lệ cường độ nén so với KLTT) tăng đáng kể.
#Hạt vi cầu rỗng từ tro bay #Bê tông nhẹ #Bê tông nhẹ chịu lực #Cenospheres #Bê tông nhẹ cường độ cao #Cốt liệu nhẹ
Phát triển một mô hình vật liệu đất có thể mô phỏng ứng xử của đất dưới tải một chiều
Tập 13 Số 01 - Trang Trang 88 - Trang 94 - 2023
Huỳnh Nhật Minh
Phát triển mô hình vật liệu đất ngày càng trở nên phổ biến hiện nay, bởi đất là một vật liệu dạng hạt có ứng xử khác nhau với mỗi điều kiện tải khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu về mô hình vật liệu đất hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình vật liệu đất này có những nhược điểm đặc thù như là các mô hình đất này chỉ mô phỏng tốt một số trường hợp tải nhất định hoặc những thông số đầu vào của mô hình đó phải bị điều chỉnh thì kết quả mới gần với kết quả thí nghiệm của mẫu đất. Trong nghiên cứu này, một mô hình vật liệu đất được phát triển dựa trên một mô hình vật liệu đất hiệu quả và phổ biến hiện nay, và chú trọng vào việc khắc phục tình trạng hệ số Poisson bị điều chỉnh khác với các thí nghiệm thực tế. Mô hình cải tiến này sẽ dùng hệ số Poisson thực tế của mẫu đất để làm giá trị cho hệ số Poisson nhập vào mô hình vật liệu và phương trình về độ tăng cứng và phương trình về độ giãn nở sẽ được điều chỉnh. Thông qua việc so sánh kết quả mô phỏng của hai mô hình gốc và mô hình cải tiến với kết quả thí nghiệm, tác giả quan sát được mô hình vật liệu cải tiến này có thể khắc phục tình trạng mô phỏng thái quá và tình trạng đánh giá thấp về độ trương nở cũng như độ cứng của đất trong mô hình gốc khi sử dụng đúng giá trị hệ số Poisson của đất trong thí nghiệm. Kết quả này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mô hình vật liệu đất, giúp các nhà nghiên cứu có thể phát triển tiếp tục mô hình vật liệu này để có thể mô phỏng được các ứng xử khác của đất.
#Mô hình vật liệu đất Mô phỏng ứng xử đất Nén cố kết Tải một chiều Kết quả thí nghiệm
Cải thiện bám dính giữa các lớp in 3D bê tông bằng hồ xi măng biến tính
Tập 11 Số 6 - Trang Trang 8 - Trang 14 - 2021
Huỳnh Công Tâm, Lê Hoàng Giang, Trần Văn Miền, Nguyễn Quốc Cường
Bêtông in 3D là một công nghệ hoàn toàn mới, nó được phát triển nhanh chóng thành một kỹ thuật được sử dụng mang nhiều lợi ích trong ngành xây dựng. Nhưng bên cạnh đó, công nghệbê tông in 3D vẫn tồn tại một vài hạn chế. Trong đó, sự liên kết bám dính giữa hai lớp bê tông 3D được coi là điểm yếu nhất, nguyên nhân chủ yếu do bề mặt tiếp xúc giữa hai lớp bê tông in bị khô và xuất hiện lỗ rỗng trên bề mặt lớp in bê tông, làm ảnh hưởng đến tính chất cơ học. Bài báo này trình bày nghiên cứu nhằm đưa ra một giải pháp cải thiện bám dính giữa các lớp bê tông in 3D bằng cách sử dụng bốn loại hồ xi măng tạo thành một lớp trung gian giữa các lớp bê tông làm tăng cường độ bám dính và giảm thiểu lỗ rỗng. Các đặc trưng về độ chảy, cường độ chịu nén, cường độ kéo đứt thử bám dính nền cũng được đo để khảo sát phân tích sự tương quan đến cường độ bám dính giữa các lớp bê tông để hiểu sâu về cơ chế bám dính. Kết quả cho thấy, mẫu sử dụng phụ gia Sikament R7N cho kết quả cường độ bám dính giữa các lớp bê tông cao nhất. Ngược lại mẫu sử dụng phụ gia Sika Latex TH cho kết quả thấp hơn mẫu đối chứng.
#In 3D bê tông #Độ chảy xòe #Cường độ chịu nén #Cường độ bám dính #Cường độ kéo đứt thử bám dính nền