Tạp chí Luật học

  0868-3522

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Phân tích ảnh hưởng

Thông tin về tạp chí

 

Các bài báo tiêu biểu

Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về bản án, quyết định đ¬ược thi hành ngay
Số 6 - Trang 42 - 2106
VŨ GIA LÂM
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, về nguyên tắc, bản án, quyết định của toà án chỉ được thi hành khi có hiệu lực pháp luật. Điều 363 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định ngoại lệ về bản án, quyết định của toà án được thi hành ngay nhưng có một số nội dung không cần thiết vì trùng lặp hoặc mâu thuẫn với quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010 cũng như không thống nhất với chính các quy định của Bộ luật này. Trên cơ sở phân tích những nội dung chưa phù hợp của Điều 363, bài viết đưa ra kiến nghị bỏ quy định tại Điều 363 hoặc sửa đổi, bổ sung Điều 363 về nội dung cho phù hợp và thống nhất với quy định của Luật thi hành án hình sự và các chế định khác của Bộ luật tố tụng hình sự.
Nội dung đánh giá tác động của chính sách trong quy trình lập pháp
Số 7 - Trang 100 - 2018
Đoàn Thị Tố Uyên
Trong quy trình lập pháp, đánh giá tác động của chính sách về kinh tế, xã hội, môi trường, bình đẳng giới, thủ tục hành chính và hệ thống pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng của chính sách. Bài viết tập trung làm rõ nội dung đánh giá tác động của chính sách trong quy trình lập pháp góp phần thực thi quy định pháp luật hiện hành hiệu quả hơn.
Trách nhiệm hình sự của tổ chức trong Luật Hình sự Singapore và so sánh với Việt Nam
Số 10 - Trang 25 - 2023
LUU HAI YEN
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một chế định tương đối mới của Việt Nam, do vậy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật. Vì lí do này, việc nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác nhằm học hỏi và hoàn thiện quy định của Việt Nam là cần thiết. Bài viết phân tích các quy định trong luật hình sự Singapore về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, chỉ ra những điểm giống và khác nhau của chế định này theo pháp luật Singapore và Việt Nam; đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
#corporate criminal liability; corporate; commercial legal entity; comparison; criminal liability; Singapore
Lí luận về trách nhiệm pháp lí không dựa trên lỗi trong giải quyết tranh chấp môi trường và gợi mở cho Việt Nam
Số 10 - Trang 96 - 2023
NGUYEN DAC THANG
Bài viết làm rõ các vấn đề lí luận về trách nhiệm pháp lí không dựa trên lỗi trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường trên cơ sở của học thuyết trách nhiệm nghiêm ngặt, trách nhiệm tuyệt đối và nguyên tắc về sự phân phối công bằng; phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất sửa đổi quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 theo hướng áp dụng trách nhiệm tuyệt đối cho hành vi kinh doanh và trách nhiệm nghiêm ngặt cho các trường hợp còn lại.
#Non-fault-based liability; compensation; non-contractual damages; environmental pollution
Quy định về tước đoạt quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư trong Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
Số 10 - Trang 69 - 2023
NGUYEN TIEN DAT, NGUYEN NHU HA
Điều khoản quy định về tước đoạt quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư là điều khoản không thể thiếu trong các hiệp định đầu tư quốc tế, đặt ra các điều kiện, tiêu chuẩn và cơ chế bồi thường để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu dù chưa chính thức có hiệu lực nhưng điều khoản liên quan tại Mục 2.7 Hiệp định mang tính chuẩn mực, hiện đại về tước đoạt quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư, là điều khoản mẫu tham khảo cho quá trình đàm phán các hiệp định đầu tư quốc tế sau này. Bài viết trình bày cơ sở lí luận về phân loại hành vi, nguyên tắc và điều kiện tước đoạt quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư trong luật đầu tư quốc tế, đồng thời phân tích cấu trúc điều khoản tương ứng trong Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
#Expropriation; Investor; EVIPA
Đặc trưng cơ bản của trọng tài thương mại ở Việt Nam
Số 4 - Trang 51 - 2019
Nguyễn Viết Tý
Toà án nhân dân và trọng tài thương mại là các thiết chế tài phán kinh tế ở Việt Nam hiện nay, đều có chức năng giải quyết tranh chấp thương mại phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mỗi thiết chế có những đặc trưng riêng. Nếu như toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp thì trọng tài thương mại lại là tổ chức xã hội-nghề nghiệp, một loại “toà án tư”. Bài viết tập trung làm sáng tỏ những đặc trưng về tổ chức, về thủ tục tố tụng của trọng tài thương mại trong mối quan hệ so sánh với toà án nhân dân, qua đó góp phần xác định đúng đắn hơn bản chất của trọng tài thương mại, giúp các thương nhân có sự lựa chọn hình thức tài phán thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình, cũng như tạo cơ sở lí luận cho việc hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại.
Mô hình chứng nhận y tế chung tại Liên minh châu Âu trong bối cảnh dịch COVID 19 và một số vấn đề đặt ra đối với ASEAN
Số 09 - Trang 115 - 2022
PHAM HONG HANH
Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã áp dụng các chứng nhận y tế xác nhận cá nhân đáp ứng các điều kiện y tế để không là nguồn lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nhằm tạo thuận lợi cho quá trình đi lại trong nước và nước ngoài đối với người được cấp chứng nhận, qua đó góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế của các quốc gia sau những hậu quả nặng nề của Covid-19. Tại Liên minh châu Âu, các quốc gia thành viên đã thống nhất triển khai hệ thống xác nhận y tế chung với tên gọi là Chứng nhận Covid kĩ thuật số nhằm tạo điều kiện cho công dân Liên minh châu Âu và các thành viên gia đình của họ thực hiện quyền tự do đi lại khi có căn cứ chứng minh rằng họ đáp ứng các yêu cầu về sức khoẻ cộng đồng. Bài viết phân tích các vấn đề pháp lí về Chứng nhận Covid kĩ thuật số của Liên minh châu Âu, từ đó đưa ra những lưu ý đối với ASEAN nếu triển khai hệ thống chứng nhận y tế này.
#The EU Digital COVID Certificate #European Union; Heath certificates; freedom of movement; non-discrimination
Quyền của bị cáo trong việc hỏi người làm chứng chống lại mình, chứng cứ tin đồn và thẩm vấn chéo trong pháp luật tố tụng hình sự
Số 10 - Trang 42 - 2023
VO MINH KY
Lời khai của người làm chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án hình sự. Quyền hỏi người làm chứng chống lại mình của bị cáo là một trong những quyền quan trọng của quyền được xét xử công bằng, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng về quyền và nghĩa vụ của hai bên buộc tội và bào chữa trong phiên toà hình sự. Nguyên tắc loại trừ chứng cứ tin đồn và thẩm vấn chéo là những chế định pháp lí đảm bảo tính chính xác và xác thực của lời khai được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ án hình sự. Bài viết phân tích ba chế định pháp lí: 1) quyền hỏi người làm chứng chống lại mình của bị cáo; 2) nguyên tắc loại trừ chứng cứ tin đồn; 3) thẩm vấn chéo trong pháp luật quốc tế, nước ngoài và Việt Nam; trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị áp dụng, hoàn thiện quy định về kiểm tra, đánh giá và sử dụng lời khai tại phiên toà hình sự ở Việt Nam nhằm đáp ứng quá trình cải cách tư pháp, với mục tiêu nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và bảo đảm các quyền cơ bản của con người.
#The right to confront witnesses; cross-examination; hearsay evidence; criminal procedure
Chủ nghĩa hiến pháp - Bản chất, các yếu tố cấu thành
Số 6 - Trang 3 - 2020
Thái Vĩnh Thắng, Hoàng Văn Nghĩa
Chủ nghĩa hiến pháp (Constitutionalism) được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu trên các bình diện khác nhau nhưng đều có quan điểm chung là học thuyết về việc hạn chế quyền lực của chính quyền bằng đạo luật cơ bản của nhà nước. Bài viết phân tích khái niệm, bản chất, các yếu tố cấu thành của chủ nghĩa hiến pháp. Trên cơ sở quan điểm chung về chủ nghĩa hiến pháp của nhiều học giả khác nhau, bài viết xác định có 7 yếu tố cấu thành chủ nghĩa hiến pháp là: chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân; chế độ pháp quyền; phân quyền và kiềm chế đối trọng; tư pháp độc lập; bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; kiểm soát, giám sát quyền lực; thiết chế bảo hiến.
#Nature; component; constitutionalism
Các trường phái lí luận về pháp quyền
Số 06 - Trang 3 - 2021
TO VAN HOA
“Pháp quyền”, “nguyên tắc pháp quyền”, “nhà nước pháp quyền” là những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong khoa học pháp lí ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, những ngữ cảnh sử dụng khác nhau cho thấy cách hiểu và giải thích những khái niệm hàm chứa bởi những thuật ngữ này còn chưa thống nhất, đôi khi làm lu mờ tư tưởng cốt lõi của chúng, làm cho việc áp dụng nguyên tắc pháp quyền trên thực tế không phát huy được hết giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Trong ba khái niệm này, khái niệm “pháp quyền” là khái niệm cốt lõi, là cơ sở để hiểu hai khái niệm còn lại. Thông qua khảo cứu các trường phái hình thức, trường phái nội dung và trường phái kết hợp - những trường phái lí luận phổ biến về pháp quyền, bài viết phân tích, làm rõ nội hàm, nội dung của khái niệm “pháp quyền” như cách hiểu phổ biến hiện nay trên thế giới.
#The rule of law; state based on the rule of law; rule of law theories; theories