Tạp chí Luật học
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
Pháp luật Việt Nam về miễn trừ quốc gia – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Tạp chí Luật học - - 2023
Miễn trừ quốc gia là một vấn đề hiện đại của tư pháp quốc tế. Trong thế giới phẳng hiện nay, các quốc gia, các nhà nước ngày càng có xu hướng tham gia vào các mối quan hệ cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó có những mối quan hệ mang tính chất kinh tế, dân sự mà ít thể hiện chủ quyền quốc gia. Chính vì vậy, miễn trừ quốc gia trở thành chế định hết sức quan trọng, giúp cho quốc gia nhận biết rõ ranh giới về quyền miễn trừ của mình, bảo vệ cho các quyền và lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế, đặc biệt các mối quan hệ mang bản chất dân sự, kinh tế. Bài viết phân tích chế định miễn trừ quốc gia theo pháp luật Việt Nam, chỉ ra những bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định miễn trừ quốc gia trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
#State immunity; jurisdictional immunity; Vietnamese private international law
Hoàn thiện quy định về thành viên của các tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân
Tạp chí Luật học - - 2023
Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân là tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể, do các thành viên thành lập nhằm hợp tác, tương trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội. Luật Hợp tác xã (sửa đổi) dự kiến có nhiều quy định về điều kiện để trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế này. Tuy vậy, vẫn còn nhiều quy định liên quan chưa thật sự hoàn thiện. Do đó, việc nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện các quy định này là thật sự cần thiết, góp phần tạo sức hút cho cá nhân, tổ chức tham gia, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế hợp tác.
#Cooperative economic organization; with legal personality; members; conditions
Hoà giải thương mại tại Liên minh châu Âu: quy định pháp luật, thực trạng phát triển và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hoà giải thương mại tại Liên minh châu Âu đã được phát triển trên cơ sở những quy định do Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên ban hành. Quá trình phát triển này có thể mang lại cho Việt Nam những bài học bổ ích nhằm hoàn thiện khung pháp luật về hoà giải thương mại và thúc đẩy sử dụng hoà giải thương mại. Bài viết làm rõ nội dung những quy định pháp luật về hoà giải nói chung và hoà giải thương mại nói riêng tại Liên minh châu Âu cũng như tại các quốc gia thành viên, phân tích thực trạng phát triển của hoà giải trong khu vực, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.
#Mediation; commercial mediation; the European Union; Vietnam
Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014
Tạp chí Luật học - - 2023
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có hiệu lực thi hành hơn bảy năm. Quá trình thực hiện và áp dụng Luật đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng và phát triển chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển của các điều kiện về kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới, quy định từ hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật dân sự đã có nhiều ảnh hưởng đến các quan hệ hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó, một số quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng chưa được cụ thể, còn thiếu các văn bản quy định chi tiết thi hành hoặc hướng dẫn áp dụng, vì vậy còn có những quan điểm khác nhau trong thực hiện và áp dụng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nhằm bảo đảm hiệu quả điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, đáp ứng với công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
#Amendment; supplement; Law on marriage and family 2014
Mô hình khung pháp lí về giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
Tạp chí Luật học - - 2023
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản trí tuệ hiện nay được coi là một kênh có triển vọng lớn để giải quyết khó khăn trong tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời góp phần khai thác được tối đa giá trị của tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản trí tuệ ở Việt Nam khởi đầu muộn hơn và khá chậm, một phần là do chưa có khung pháp lí đầy đủ để thúc đẩy hoạt động này. Bài viết làm rõ hai vấn đề: 1) Khung pháp lí về giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ gồm những thành tố nào? 2) Sự thể hiện của các thành tố đó trong pháp luật Việt Nam hiện hành ở mức độ nào? Bài viết khẳng định khung pháp lí về giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ ở Việt Nam nhìn chung đã tương đối đầy đủ, thuận lợi, tuy nhiên cần tiếp tục hoàn thiện nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản trí tuệ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế số.
#Secured transactions; intellectual property assets; intellectual property; collateral
Kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu hiện nay
Tạp chí Luật học - - 2023
Kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội là hoạt động được chú trọng trong việc tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật. Bài viết luận giải những vấn đề lí luận cơ bản về chất lượng đào tạo luật, kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật; sự cần thiết và định hướng tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay.
#Quality #training #control #improvement #key schools #legal officers
Quy định về thẩm định sơ bộ và chính thức tập trung kinh tế
Tạp chí Luật học - - 2023
Kiểm soát tập trung kinh tế thông qua quy định thẩm định sơ bộ và thẩm định chính thức trong pháp luật cạnh tranh có ý nghĩa nhất định đối với thị trường trong giai đoạn hiện nay. Bài viết làm rõ quy định liên quan đến thẩm định trong tập trung kinh tế: 1) quy định về thẩm định sơ bộ; 2) quy định về thẩm định chính thức; 3) quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy trình thẩm định sơ bộ và thẩm định chính thức là một hoạt động nhằm kiểm soát ở mức độ nhất định đối với hoạt động này trên thị trường. Thẩm định sơ bộ như là một bước “test nhanh” và doanh nghiệp sẽ được thực hiện nếu không có nguy cơ gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan. Trong khi đó, thẩm định chính thức được đặt ra đối với các giao dịch có nguy cơ gây quan ngại về cạnh tranh trên thị trường liên quan mà pháp luật cạnh tranh cần phải xem xét, đánh giá nhằm giảm thiểu rủi ro, bất lợi cho các bên liên quan.
#Provisions; appraisal; economic concentration; Law on Competition
Kiểm soát xã hội đối với thực hiện quyền lập pháp của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Tạp chí Luật học - - 2023
Kiểm soát quyền lập pháp là một trong những yêu cầu đặt ra khi xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, góp phần đảm bảo Quốc hội ban hành các đạo luật hợp hiến và hợp lí. Bài viết chỉ ra kiểm soát quyền lập pháp của Quốc hội được thực hiện thông qua hoạt động của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên và phương tiện truyền thông đại chúng. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích thực trạng quy định pháp luật, thực tiễn thi hành và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của kiểm soát xã hội đối với thực hiện quyền lập pháp của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay.
#Social control; legislative power; rule of law state
Thẩm quyền của trọng tài thương mại quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010
Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại là một trong những cơ sở pháp lí quan trọng, có tác động không nhỏ đến phạm vi hoạt động và qua đó, tác động đến vai trò của trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh ở Việt Nam. Bài viết bình luận các vấn đề có liên quan về nội dung và hình thức của Điều luật bao gồm: việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài thương mại so với quy định trước đây và nhận xét về cách thức quy định về thẩm quyền trọng tài thương mại trong tương quan giữa khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010.
Hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Tạp chí Luật học - - 2023
Bài viết này góp ý các quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về giải quyết tranh chấp đất đai. Bài viết sử dụng thực trạng tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ở Tây Nguyên để minh họa cơ sở thực tiễn cho một số góp ý hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp đất đai trong Dự thảo. Bài viết nêu yêu cầu đối với các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai trong Luật Đất đai; phân tích các quy định của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, từ đó đưa ra một số góp ý nhằm hoàn thiện các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong Dự thảo.
#Land Law; land dispute; competence to resolve land disputes
Tổng số: 814
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10