TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108

  1859-2872

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

Real-world analysis of the effect of gefitinib as a first-line therapy in patients with advanced non-small cell lung cancer with EGFR mutations
- 2020
Pham Van Luan, Nguyen Dinh Tien, Nguyen Minh Hai, Nguyen Dao Tien, Thi Thi Duyen
Objective: To evaluate the effect of gefitinib as a first-line therapy in patients with advanced non-small cell lung cancer (NSCLC) who were positive for epidermal growth factor receptor (EGFR) mutations. Subject and method: This prospective analysis included 120 patients with advanced NSCLC with EGFR mutations who were administered gefitinib as the first-line therapy. Patient follow-up and evaluation were performed every three months or when there were symptoms of progressive disease. The main criteria for the analysis of response were progression-free survival (PFS) and overall response rate (ORR). The secondary criteria were overall survival (OS) and disease control rate (DCR). Additionally, the relationship of OS with sex, smoking history, and performance status (PS), as well as gefitinib toxicity were analyzed. Result: The ORR and DCR were 59.2% and 95.8%, respectively. The median PFS was 14.5 months and the median OS was 33 months. The longer OS was statistically significant in women and non-smokers, and the patients had a good PS. Adverse events occurred in 59.2% patients, but most of them were grade 1 and 2 events. Conclusion: This study conducted in Vietnam suggests the effectiveness of gefitinib as a first-line treatment option in patients with advanced NSCLC and positive EGFR mutations regardless of whether the patients have a good PS or not. In particular, targeted therapy with gefitinib improved the OS in women and non-smokers.
#Non-small cell lung cancer #gefitinib #first-line treatment #EGFR mutations
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- 2018
Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Đình Phú, Trương Việt Dũng, Nguyễn Thị Thư
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trên các bệnh nhân nặng trước và sau một tuần điều trị. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 42 bệnh nhân nặng phải ăn qua sonde tại Khoa Hồi sức Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian từ tháng 7/2017 đến tháng 10/2017. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,7 ± 15,3 tuổi; bệnh lý chính hay gặp nhất là nhiễm khuẩn huyết (35,7%), viêm não - màng não (26,2%), viêm phổi (16,7%); tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) lúc nhập viện theo BMI là 16,7%; theo SGA là 35,7%; theo protein máu là 31,0% và theo albumin là 73,8%; có 47,6% bệnh nhân ăn qua sonde có trào ngược, 14,3% bệnh nhân bị tiêu chảy. Sau 1 tuần điều trị tình trạng dinh dưỡng của các bệnh nhân nặng ngày càng xấu đi, tỷ lệ % bị suy dinh dưỡng theo thang SGA (> 11 điểm) sau 1 tuần điều trị tăng từ 35,7% lên 78,6%, OR = 2,03; p<0,05; hàm lượng protein, albumin máu và số lượng hồng cầu, huyết sắc tố đều giảm rõ rệt: Mức giảm tương đối (RRR) từ 6,9% đến 10,3% (p<0,05). Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng (SDD và giảm một số chỉ số sinh hóa huyết học) phải kể đến hàng đầu là tình trạng trào ngược dạ dày có hoặc không kèm tiêu chảy làm tăng tỷ lệ SDD (OR = 5,2; p<0,05), ảnh hưởng đến số hồng cầu và protein huyết tương (OR = 1,5 và 1,6; p>0,05). Tỷ lệ bệnh nhân giảm hồng cầu dưới 3 × 1012/l: 72,9% ở nhóm có nhiễm trùng so với nhóm không nhiễm trùng là 20% (OR = 10,8, p<0,05), xu hướng tăng nguy cơ SDD (OR = 2,3; p>0,05). Kết luận: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân xấu đi trong quá trình điều trị; yếu tố liên quan gồm: Tình trạng trào ngược hoặc/và tiêu chảy; tình trạng nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị.
#Tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân nặng
Đánh giá thay đổi huyết động đo bằng USCOM ở bệnh nhân phẫu thuật chấn thương được truyền dịch tinh thể và dịch keo trước gây tê tủy sống
- 2018
Lưu Quang Thuỳ, Nguyễn Quốc Kính, Nguyễn Thị Thu Yến
Mục tiêu: Đánh giá thay đổi các chỉ số huyết áp, tần số tim, cung lượng tim (CO), thể tích tống máu (SV), biến thiên thể tích tống máu (SVV) và sức cản mạch hệ thống (SVR) đo bằng USCOM ở bệnh nhân có truyền 15ml/kg NaCl 0,9% và 7ml/kg voluven 6% (HES 130/0,4) trước gây tê tuỷ sống cho phẫu thuật chi dưới. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, đối chứng ngẫu nhiên, mù đơn, thử nghiệm lâm sàng trên 60 bệnh nhân tại Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014 chia đều thành 2 nhóm: Nhóm 1 (n = 30) được truyền 15ml/kg NaCl 0,9% trong vòng 20 phút trước gây tê tuỷ sống. Nhóm 2 (n = 30) được truyền 7ml/kg voluven 6% (HES 130/0,4) trong vòng 20 phút trước gây tê tuỷ sống đánh giá thay đổi cung lượng tim, thể tích tống máu, biến thiên thể tích tống máu và sức cản mạch hệ thống sự khác nhau về huyết áp, tần số tim tại các thời điểm T1- T10. Kết quả: Bệnh nhân bị tụt huyết áp ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2 tại các thời điểm từ T1-T6, huyết áp trung bình của nhóm 2 cao hơn nhóm 1 tại các thời điểm T2, T3, T5, T6. Cung lượng tim tại các thời điểm T2, T3, T4 của nhóm 2 cao hơn nhóm 1. Sức cản mạch hệ thống tại các thời điểm sau gây tê tuỷ sống nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 tại T1, T2, T3, T5, T6. Thể tích tống máu của nhóm 2 cao hơn nhóm 1 tại các thời điểm T2, T3, T4, T5, T6, T7. Biến thiên thể tích tống máu của nhóm 2 thấp hơn nhóm 1. Tỷ lệ tụt huyết áp ở nhóm 1 cao hơn hẳn nhóm 2. Tỷ lệ tái tụt huyết áp ở lần 2 không có trường hợp nào ở nhóm 2, ở nhóm 1 có 8/30 bệnh nhân (26,67%). Kết luận: Khi được truyền trước gây tê tuỷ sống, NaCl 0,9% không làm tăng CO, SV nhưng làm tăng SVV, voluven 6% có xu hướng tăng CO, SV và SVR và duy trì SVV ổn định trong và sau gây tê tuỷ sống so với thời điểm nền. Tỷ lệ tụt huyết áp sau gây tê tuỷ sống ở nhóm voluven 6% thấp hơn.
#Huyết động #USCOM #chấn thương #gây tê tuỷ sống
Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại Trường Trung học cơ sở Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2019
- Trang 114-122 - 2020
Trần Văn Tiến, Bùi Thị Thu Hiền, Lê Long Nghĩa, Đinh Xuân Thành
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại Trường Trung học cơ sở Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 827 học sinh tại Trường Trung học cơ sở Bồng Sơn từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2019. Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng miệng của học sinh theo bộ câu hỏi được chọn lọc, sửa đổi từ bộ câu hỏi dùng trong nhiều nghiên cứu trước đây. Nhập số liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1 và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả: Tổng cộng có 827 học sinh tham gia nghiên cứu, trong đó có 436 (52,7%) là học sinh nam. Nghiên cứu cho thấy 516 học sinh (62,4%) có kiến thức đạt về chăm sóc răng miệng nhưng chỉ có 328 học sinh (39,7%) có thái độ tích cực và 353 học sinh (43,7%) có thực hành đạt về chăm sóc răng miệng. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra hơn một nửa số học sinh có kiến thức chăm sóc răng miệng đạt để duy trì sức khoẻ răng miệng, nhưng thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh vẫn còn kém. Xây dựng các chương trình giáo dục nha khoa trong chương trình học tại trường kết hợp với sự quan tâm của cha mẹ, thầy cô sẽ giúp học sinh có nền tảng kiến thức chăm sóc răng miệng vững chắc, thái độ chăm sóc răng miệng tích cực và thực hành chăm sóc răng miệng đúng ngay từ khi còn nhỏ.  
#Chăm sóc răng miệng #kiến thức #thái độ #thực hành
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2020
- 2021
Cao Thị Bích Ngọc, Nguyễn Cẩm Vân, Nguyễn Trung Hà
Mục tiêu: Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2020 và phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện theo phân loại ABC/VEN. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu để phân tích danh mục thuốc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ ngày 01/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020. Kết quả: Danh mục thuốc bệnh viện gồm 1773 khoản, chia thành 24 nhóm tác dụng, cao nhất là nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch. Thuốc nhập khẩu chiếm ưu thế (77,0%), nhiều nhất từ Đức, thuốc mang tên thương mại chiếm 59,1% về giá trị, thuốc đơn thành phần chiếm đa số với 84,4% về giá trị. Ngân sách bệnh viện tập trung nhiều nhất vào nhóm A (78,5% theo ABC), nhóm E (60,4% theo VEN), nhóm AN chiếm 11,4% về giá trị. Kết luận: Nghiên cứu đã phân tích được cơ cấu danh mục thuốc nói chung và danh mục thuốc theo phân loại ABC, VEN sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân 108 năm 2020 từ đó đã cho thấy vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn, mua sắm, đảm bảo hiệu quả trong kê đơn và đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh.
#Danh mục thuốc #Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 #ABC/VEN
Kết quả đo điện thế niêm mạc thực quản ở bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược trên nội soi
- Trang 1-6 - 2021
Nguyễn Phạm Tuấn Thành, Đào Việt Hằng
Mục tiêu: Khảo sát và đối chiếu kết quả điện thế niêm mạc thực quản ở bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược trên nội soi và người bình thường. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020 trên bệnh nhân viêm thực quản trào ngược trên nội soi với nhóm chứng người khỏe mạnh đến kiểm tra sức khỏe và không có viêm thực quản trào ngược. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 34 bệnh nhân trong nhóm có viêm thực quản trào ngược và 24 đối tượng nhóm chứng. Tuổi trung bình là 37,4 ± 8,6 tuổi, triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là đau thượng vị (29,3%), ợ trớ (15,5%), ợ nóng (8,6%). Tỷ lệ bệnh nhân không có viêm thực quản trào ngược, viêm thực quản trào ngược độ A và độ B lần lượt là 24 (41,4%), 32 (55%), 2 (3,4%). Giá trị trung vị điện thế niêm mạc thực quản ở vị trí trên đường Z 5cm và trên đường Z 15cm lần lượt là 39,7 (20 - 65,9) và 47,4 (27,6 - 73,6). Giá trị điện thế niêm mạc ở nhóm bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có tổn thương trào ngược ở cả hai vị trí (p<0,001). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa ở cả 2 vị trí giữa 2 nhóm có điểm GERD Q ≥ 8 và điểm GERD Q < 8 (p>0,05). Kết luận: Giá trị trung vị điện thế niêm mạc của bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược cao hơn so với bệnh nhân không có tổn thương trào ngược.
#Viêm thực quản trào ngược #điện thế niêm mạc thực quản #hệ thống máy TCM
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2016 đến năm 2018
- 2019
Vũ Viết Sáng, Nguyễn Sỹ Thấu, Đỗ Văn Đông
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 57 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết theo tiêu chuẩn Sepsis và ít nhất 2 lần cấy máu dương tính với S. aureus được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Bệnh chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân tuổi cao (64,9%), nam giới (64,9%). Các bệnh lý nền hay gặp: Đái tháo đường (42,1%), tăng huyết áp (31,6%), bệnh phổi mạn tính (29,8%). Các chủng S. aureus phân lập được có nguồn gốc bệnh viện chiếm 47,4%. Tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn là 35,1% và tỷ lệ tử vong là 47,4%. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát hay gặp nhất là hô hấp (43,9%), theo sau là da, mô mềm (35,1%). Phần lớn bệnh nhân có tăng số lượng bạch cầu (73,7%) và nồng độ PCT > 10ng/ml (70,2%). Tỷ lệ S. aureus kháng methicillin là 47,4%. Các chủng S. aureus còn khá nhạy cảm với quinolone. 100% chủng S. aureus nhạy cảm hoàn toàn với vancomycin. Mức độ kháng kháng sinh của MRSA cao hơn MSSA và có ý nghĩa thống kê với moxifloxacin, levofloxacin, erythromycin, tetracyclin. Kết luận: Nhiễm khuẩn huyết do S. aureus có tỷ lệ sốc và tử vong cao. Gần 50% số chủng phân lập được là MRSA.
#Nhiễm khuẩn huyết #Staphylococcus aureus
Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng trong bệnh nấm da thân tại Bệnh viện Da liễu Bắc Ninh
- 2021
Phạm Văn Tuấn, Đỗ Thị Nguyệt Hằng, Vũ Hoàng Nhung, Bùi Thị Vân
Mục tiêu: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và lâm sàng bệnh nấm da tại Bệnh viện Da liễu Bắc Ninh. Đối tượng và phương pháp: 66 bệnh nhân nấm da thân điều trị tại Bệnh viện Da liễu Bắc Ninh từ tháng 09/2018 đến tháng 09/2019, phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: 39,4% bệnh nhân dưới 30 tuổi; tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1; vị trí thương tổn thường gặp nhất là ở mông (45,5%); 59,1% bệnh nhân có diện tích thương tổn trên 100cm2; 100,0% bệnh nhân có đỏ da và ngứa.
#Bệnh nấm da thân #yếu tố liên quan #đặc điểm lâm sàng
Nghiên cứu sử dụng áp 5-fluorouracil lên nắp củng mạc trong phẫu thuật lỗ dò điều trị glôcôm người trẻ và glôcôm tái phát
- 2018
Trương Tuyết Trinh, Bùi Thị Vân Anh
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc kết hợp áp thuốc 5-fluorouracil (5-FU) trong điều trị glôcôm người trẻ và glôcôm tái phát. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân có chỉ định cắt bè có tiền sử phẫu thuật cắt bè nhãn áp không điều chỉnh với thuốc bổ sung và/hoặc trên người trẻ từ 15 đến 40 tuổi. Mắt trong nhóm nghiên cứu được phẫu thuật cắt bè củng giác mạc kết hợp áp thuốc 5-FU 5mg/ml trong 5 phút trên củng mạc sau đó rửa sạch. Kết quả: 81,82% trường hợp sẹo bọng hình thành tốt, tỷ lệ bọng tốt ở nhóm glôcôm tái phát là 69,23%, thấp hơn rất nhiều so với nhóm glôcôm người trẻ (87,10%). Nhãn áp trung bình sau phẫu thuật 6 tháng (19,28 ± 2,25mmHg) và sau 24 tháng (19,17 ± 1,9mmHg) thấp hơn trước phẫu thuật (31,36 ± 4,42mmHg) (p<0,05). Các dấu hiệu khác như thị lực, thị trường và gai thị hầu như không thay đổi. Biến chứng thường gặp nhất là tổn thương biểu mô giác mạc. Kết luận: Phẫu thuật cắt bè kết hợp áp thuốc 5-FU có hiệu quả trong điều trị glôcôm, ít gây biến chứng.
#Cắt bè củng giác mạc #5 fluorouracil #glôcôm tái phát
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng lành tính tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
- 2021
Vũ Văn Du, Mạc Đăng Tuấn, Nguyễn Ngọc Dũng
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị u buồng trứng lành tính bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân được chẩn đoán xác định là u buồng trứng lành tính và đã được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2017. Kết quả: Tuổi từ 20 - 45 chiếm tỷ lệ cao nhất (72,8%); đau tức hạ vị (67,7%); không có biểu hiện triệu chứng (29,7%). Vị trí u buồng trứng xuất hiện chủ yếu ở một bên 90,3%; khám thấy thường di động được (95,9%). Kích thước u trên siêu âm từ 50 - 99mm chiếm tỉ lệ cao nhất 53,8%. Có 5,6% bệnh nhân đến viện khi đã có biến chứng như vỡ u, xoắn u. Mô bệnh học: U nang bì chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%). Phẫu thuật nội soi chiếm 94,9%; chỉ định mổ có kế hoạch (96,4%); có 77,9% bóc u, 13,8% cắt phần phụ 1 bên và 8,2% cắt phần phụ cả hai bên. 90,3% hậu phẫu dưới 5 ngày. Kết luận: Bệnh thường chỉ biểu hiện đau hoặc tức vùng hạ vị, nhiều trường hợp không biểu hiện triệu chứng. U thường được phát hiện khi kích thước từ 50mm trở lên. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu là mổ nội soi. Từ khóa: U buồng trứng lành tính, phẫu thuật nội soi, kết quả điều trị.
#U buồng trứng lành tính #phẫu thuật nội soi #kết quả điều trị