TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
Đánh giá kết quả sinh thiết hạch cửa có định hướng đồng vị phóng xạ kết hợp với chất chỉ thị màu trong phẫu thuật điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Vũ Đình Giáp, Nguyễn Quang Trung
Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá kết quả sinh thiết hạch cửa có định hướng đồng vị phóng xạ kết hợp với chất chỉ thị màu trong phẫu thuật điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018, chúng tôi tiền cứu 37 bệnh nhân carcinôm vú giai đoạn 0-I-II được sinh thiết hạch cửa và nạo hạch nách. Tất cả hạch cửa được đánh giá bằng cắt lạnh và nhuộm H&E sau mổ. Ghi nhận tỷ lệ nhận diện, âm tính giả, dương tính giả. Giá trị của thủ thuật này dựa vào độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tính và độ chính xác. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 50,7 tuổi. Vị trí khối u đa số ở 1/4 trên ngoài (83,8%). Kích thước khối u trung bình 2,3cm, 70,3% số bệnh nhân ở giai đoạn IIa.  Ung thư biểu mô thể ống xâm lấn chiếm tỷ lệ 89,2%, mô học độ 2 chiếm 67,5%. Tỷ lệ phát hiện hạch cửa là 97,3% trong đó 87,5% được xác định bằng có định hướng đồng vị phóng xạ kết hợp chỉ thị màu, 12,5%. Số lượng hạch cửa xác định được trung bình là 2,11 ± 0,75. Độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 96%, giá trị dự báo dương tính là 91,7%, giá trị dự báo âm tính là 100%, độ chính xác toàn bộ là 97,2%, tỷ lệ âm tính giả là 0%, tỷ lệ dương tính giả 3,8%. Các yếu tố kích thước u, độ mô học không thấy có ảnh hưởng đến tỷ lệ phát hiện hạch cửa. Kết luận: Sinh thiết hạch cửa có định hướng đồng vị phóng xạ kết hợp chất chỉ thị màu là phương pháp an toàn, có độ chính xác cao. Thủ thuật này thực sự hữu ích trong điều trị ung thư vú giai đoạn sớm giúp bệnh nhân tránh được việc nạo vét hạch nách không cần thiết. Từ khóa: Sinh thiết hạch cửa, nạo hạch nách.
#Sinh thiết hạch cửa #nạo hạch nách
Comprehensive geriatric assessment and post-COVID-19 conditions in older outpatients after COVID-19 infection (5/2022-7/2022)
Nguyễn Thanh Huân, Lê Hoàng Thiên, Nguyễn Minh Đức
Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ, đặc điểm của các tình trạng hậu nhiễm COVID-19 và đặc điểm lão khoa ở các bệnh nhân cao tuổi ngoại trú đã nhiễm COVID-19. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 05/2022 đến 07/2022, nghiên cứu cắt ngang này thu nhận 316 bệnh nhân (tuổi ≥ 60, tuổi trung bình: 66,8 ± 6,3, nam giới: 26,6%) đến khám tại phòng khám hậu COVID-19 - Bệnh viện Đại Học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập các đặc điểm dịch tễ, bệnh đồng mắc, vấn đề lão khoa và tình trạng hậu nhiễm COVID-19. Kết quả: Có 276/316 bệnh nhân (87,3%) có bất kỳ tình trạng hậu nhiễm COVID-19, bao gồm mệt mỏi (65,5%), rối loạn tập trung (10,1%), đau đầu (31,0%), rụng tóc (4,1%), khó thở (17,7%), yếu cơ chi dưới (20,9%) và giảm hoạt động thể lực (26,6%). Trong đánh giá lão khoa, tỉ lệ giới hạn ADL, giới hạn IADL, trầm cảm, suy yếu, giảm chất lượng giấc ngủ, sợ té ngã lần lượt là 1,9%, 13,6%, 22,2%, 11,4%, 64,2% và 43,0%. Tăng huyết áp, đái tháo đường và thoái hóa khớp là 3 bệnh thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận một tỉ lệ đáng kể của các tình trạng hậu nhiễm COVID-19 ở các bệnh nhân cao tuổi ngoại trú và mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất.
#Bệnh nhân cao tuổi #tình trạng hậu COVID-19 #đánh giá lão khoa
Đánh giá kết quả ngắn hạn phẫu thuật David tại Bệnh viện Tim Hà Nội qua 5 trường hợp
Nguyễn Sinh Hiền, Nguyễn Minh Ngọc
Phẫu thuật David với mục đích bảo tồn van động mạch chủ trên bệnh nhân có bệnh lý gốc động mạch chủ là một phẫu thuật ngày càng được áp dụng rộng rãi với ưu điểm tránh được việc phải dùng thuốc chống đông lâu dài. Chúng tôi báo cáo một loạt ca bệnh đã được phẫu thuật David tại Bệnh viện Tim Hà Nội với kết quả ban đầu rất khả quan, qua đó nêu ra một số bàn luận về chỉ định cũng như kĩ thuật của phẫu thuật David.
#Bảo tồn van #phẫu thuật David #bệnh lý gốc động mạch chủ
Đánh giá liều vú đối bên trong xạ trị ung thư vú khi sử dụng kỹ thuật điều biến liều IMRT và kỹ thuật trường trong trường FiF
Nguyễn Văn Việt, Đào Anh Nhất, Phan Thị Thu Thảo
Mục tiêu: Đánh giá liều tới vú đối bên khi lập kế hoạch sử dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều IMRT trong ung thư vú, so sánh với kỹ thuật trường trong trường (FIF). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu gồm 32 chuỗi CT mô phỏng của bệnh nhân, trong đó 11 bệnh nhân có hạch vú trong G1, 21 bệnh nhân có nhóm hạch khác không có hạch vú trong G2. Mỗi bệnh nhân được lập kế hoạch bằng hai kỹ thuật IMRT và FiF trên cùng một chuỗi CT mô phỏng. Liều chỉ định là 5000cGy/25 buổi. Các thông số liều, đường đồng liều tới thể tích điều trị và các cơ quan nguy cấp được xác định và so sánh hai kỹ thuật. Đặc biệt là liều tới vú đối bên được đánh giá qua các giá trị: Dmean, Dmax, D100cGy, D500cGy liều tại vị trí trung tâm và vị trí cách trung tâm 4cm của vú đối bên. Kết quả: Đánh giá liều tới PTV và cơ quan lành của cả hai kỹ thuật đều đảm bảo các tiêu chí đánh giá kế hoạch. Đánh giá liều Dmax của vú đối bên nhận được: Kỹ thuật IMRT 839 ± 98cGy, FiF 3537 ± 152cGy nhóm G1; IMRT 543 ± 124cGy, FiF 1035 ± 85cGy nhóm G2. Liều tại vị trí trung tâm của vú đối bên và liều cách vị trí trung tâm vú đối bên 4cm khi sử dụng kỹ thuật IMRT giảm liều 2 lần so với sử dụng kỹ thuật FiF khi so sánh cả hai nhóm. Đánh giá liều 500cGy, 300 cGy bao phủ vú đối bên không có sự thay đổi khi sử dụng kỹ thuật IMRT và FiF. Liều 100cGy bao phủ vú đối bên khi sử dụng IMRT là 89,35 ± 0,87% cao hơn khi sử dụng kỹ thuật FIF là 69,41 ± 1,24% (nhóm G1); IMRT 70,58 ± 2,02% cao hơn FiF 42,44 ± 1,53% (nhóm G2). Liều trung bình Dmean vú đối bên nhận được khi sử dụng kỹ thuật IMRT là 393 ± 137cGy cao hơn kỹ thuật FiF là 273 ± 95cGy (nhóm G1); IMRT 305 ± 201cGy cao hơn FiF 206 ± 102cGy (nhóm G2). Kết luận: Xạ trị ung thư vú sử dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều IMRT giúp giảm vùng liều cao và liều lớn nhất tới vú đối bên khi so sánh với kỹ thuật trường trong trường FIF. Kỹ thuật FiF kiểm soát tốt các vùng liều thấp, Dmean tới vú đối bên so với kỹ thuật IMRT.
#Ung thư vú #Liều vú đối bên #kỹ thuật xạ trị điều biến liều IMRT
Nhiễm khuẩn bệnh viện và đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân pemphigus điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Trọng Hào
Mục tiêu: Khảo sát nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn và tình trạng đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân Pemphigus. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu trên 254 bệnh nhân pemphigus nhập Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01/1/2015 đến ngày 31/12/2017. Số liệu dịch tễ, lâm sàng, nhiễm khuẩn bệnh viện theo CDC 1996, vi khuẩn được phân lập, kháng sinh đồ... của bệnh nhân thu thập từ bệnh án. Kết quả:  Qua các năm bệnh nhân nữ chiếm đa số, hơn 3/4 bệnh nhân sống ở tỉnh và pemphigus vulgaris chiếm đa số, 84,5%/2015, 82%/2016, 76,5%/2017. Hơn 98% bệnh nhân nhập viện có nhiễm khuẩn. Nhiễm S. aureus theo các năm (36,3%, 50% và 53,7%), tụ cầu vàng kháng methicillin (48,5%, 28,3%, 17,1%) và P. aeruginosa (27,3%, 17,4%, 29,3%) là những vi khuẩn thường gặp. Nhiễm khuẩn bệnh viện giảm từ 26,2%/2015 xuống 13,6%/2017. Nhiễm khuẩn bệnh viện từ năm 2015 - 2017 chủ yếu nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin theo thứ tự thời gian (31,8%, 45,5% và 36,4%) và P. aeruginosa (68,1%, 81,8% và 45,5%). Nhiễm khuẩn bệnh viện chưa thấy có mối liên quan với tuổi, giới, thể bệnh và bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ tụ cầu vàng kháng methicillin kháng với penicilline, clindamycin, erythromycin, cefoxitin không đổi từ năm 2015 đến năm 2017. Kết luận: Bệnh nhân pemphigus khi nhập viện nhiễm khuẩn rất cao, thường nhiễm S. Aureus, tụ cầu vàng kháng methicillin và P. aeruginosa. Nhiễm khuẩn bệnh viện chủ yếu do nhiễm P. aeruginosa và tụ cầu vàng kháng methicillin, và khi dùng kháng sinh chú ý tình trạng đề kháng kháng sinh.  Từ khóa: Pemphigus, nhiễm khuẩn bệnh viện.  
#Pemphigus #nhiễm khuẩn bệnh viện
Clinical experiences in diagnosis and treatment of infective endocarditis patients were treated at the Department of Cardiology, 108 Miltitary Central Hospital, from 2015 to 2020
Đỗ Văn Chiến, Nguyễn Dũng, Lê Minh Hiếu
Mục tiêu: Tổng kết một số kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn 2015-2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, cắt ngang. Thu thập số liệu của bệnh nhân dựa trên bệnh án điện tử trong 5 năm gần đây. Kết quả: Tổng số 42 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung bình 49,17 ± 16,71 năm, nam giới nhiều hơn nữ giới (64,3%). Tổn thương thường gặp là van hai lá (54,7%), sau đó là van động mạch chủ (26,1%). Cấy máu chủ yếu mọc lên liên cầu (38,1%), hoặc âm tính (28,1%), tụ cầu (11,9%). Kháng sinh được sử dụng chủ yếu là kết hợp 2 loại (64,3%), 3 loại (14,3%) trong đó phối hợp chủ yếu là vancomycin (50,0%), quinolone (45,2%) và cephalosporin (41,3%). Phần lớn bệnh nhân được phẫu thuật có chuẩn bị trong 6 tháng (57,1%), điều trị nội khoa (33,3%). Tỷ lệ tử vong trong 6 tháng của nhóm này là 9,5%. Kết luận: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là bệnh lý phức tạp với tỉ lệ biến chứng và tử vong còn cao.
#Viêm nội tâm mạc #kinh nghiệm #kháng sinh
Evaluating the result of anterior cervical discectomy and fusion using PEEK cage in patient with cervical disc herniated at Nghe An Orthopedics Hospital
Trần Văn Biên, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Kim Đông, Cao Việt Bắc, Hồ Võ Tuấn
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép xương liên thân đốt lối trước có sử dụng lồng PEEK và xương nhân tạo. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 32 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ từ một đến ba tầng, đã được phẫu thuật cắt đĩa lối trước, cố định và hàn xương với lồng PEEK ghép sản phẩm sinh học thay thế xương tại Khoa Phẫu thuật thần kinh, cột sống - Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Nghệ An. Kết quả: Nghiên cứu 32 trường hợp, trong đó tuổi trung bình là 60 ± 7,1 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ = 2,2/1. Thời gian theo dõi trung bình là 12,56 ± 3,57 tháng. Phân bố bệnh theo số tầng thoát vị: 56,25% bệnh nhân thoát vị một tầng. 48 vị trí thoát vị có 64,58% trường hợp ở C4C5 và C5C6. 24 bệnh nhân có triệu chứng bệnh lý tủy và rễ. Thời gian mổ trung bình là 126,25 phút. Lượng máu mất trung bình là 47,5 ± 12,18ml. Điểm JOA trung bình lần khám cuối 15,56 ± 0,98. Tỉ lệ phục hồi trong lô nghiên cứu của chúng tôi kết quả rất tốt là 68,75%, tốt 31,25%, tỉ lệ phục hồi trung bình là 83,13%. Kết quả X-quang cho thấy tỷ lệ liền xương đối với hàn xương 1 tầng cao (92,9%), tỷ lệ liền xương giảm theo số tầng hàn xương. Không có mối liên quan giữa kết quả liền xương với điểm JOA cũng như tỉ lệ phục hồi. Kết luận: Phẫu thuật cắt đĩa lối trước, cố định và hàn xương lối trước với lồng PEEK có nhồi sản phẩm sinh học thay thế xương là một phương pháp hiệu quả và an toàn đối với bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Kỹ thuật này có thể cải thiện triệu chứng lâm sàng, duy trì được độ ưỡn của cột sống cổ và tránh được các biến chứng từ việc lấy ghép mào chậu.
#PEEK #cắt đĩa lối trước và hàn xương. Summary
Nghiên cứu hiệu quả điều trị vết thương mạn tính bằng tế bào gốc từ mô mỡ tự thân kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu
Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Tiến Dũng
Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của tế bào gốc từ mô mỡ tự thân (Adipose - Derived Stem Cells - ADSCs) kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma - PRP) lên biến đổi tại chỗ vết thương mạn tính và một số marker sinh học. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 30 bệnh nhân (BN) bị vết thương mạn tính (VTMT), điều trị nội trú tại Trung tâm Liền vết thương, Viện Bỏng Quốc gia từ tháng 3/2019 đến tháng 7/2020. Tất cả BN được tiêm hỗn dịch ADSCs và PRP (ADSCs + PRP) tại chỗ vết thương. Bệnh nhân được xác định một số đặc điểm lâm sàng tại chỗ vết thương, làm hóa mô miễn dịch phản ứng PAS, xác định hàm lượng Hydroxyprolin và Matrix metalloproteinase-12 (MMP-12) trước và sau 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần trị liệu. Kết quả: Trị liệu ADSCs + PRP giúp kích thích quá trình liền vết thương: Giảm dịch tiết, kích thích quá trình biểu mô hóa, tạo mô hạt. Số lượng các mẫu có phản ứng PAS dương tính ở biểu bì và màng đáy tăng, hàm lượng Hydroxyprolin tăng, hàm lượng Matrix metalloproteinase-12 (MMP-12) có xu hướng giảm dần sau điều trị. Kết luận: ADSCs + PRP kích thích quá trình liền vết thương mạn tính nhờ làm cải thiện tình trạng bờ mép và nền VTMT. Từ khóa: Vết thương mạn tính, tế bào gốc từ mô mỡ tự thân, huyết tương giàu tiểu cầu, hydroxyprolin, MMP12, phản ứng PAS.  
#Vết thương mạn tính #tế bào gốc từ mô mỡ tự thân #huyết tương giàu tiểu cầu #hydroxyprolin #MMP12 #phản ứng PAS
Tạo hình bàng quang bằng ruột sau cắt bàng quang triệt căn điều trị ung thư bàng quang xâm lấn cơ: Kinh nghiệm bước đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Nguyễn Anh Lương, Trương Thanh Tùng
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu tạo hình bàng quang bằng ruột sau cắt bàng quang triệt căn điều trị ung thư bàng quang xâm lấn cơ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng và phương pháp: Bao gồm 11 bệnh nhân ung thư bàng quang xâm lấn cơ được cắt bàng quang triệt căn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa từ tháng 02/2016 đến tháng 04/2017. Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, số liệu được thu thập tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình 59,5 năm. Nam giới chiếm 100%. Dung tích bàng quang mới 150ml - 300ml. Nước tiểu tồn dư 50ml - 100ml. Thời gian phẫu thuật 160 phút (không tính thời gian cắt bàng quang triệt căn). Thời gian có trung tiện 4 ngày. Thời gian rút dẫn lưu Redon 7 ngày. Thời gian rút dẫn lưu bàng quang 30 ngày. Lượng máu mất 45ml - 50ml. Không có tai biến trong mổ hay tử vong. Biến chứng: Liệt ruột kéo dài 2 trường hợp; rò nước tiểu qua dẫn lưu Redon 1 trường hợp; sỏi cổ bàng quang 1 trường hợp. Tỷ lệ mức độ hài lòng của người bệnh ở mức hài lòng và tạm được 81,8%. Kết luận: Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột theo kiểu Hautmann sau cắt bàng quang triệt căn là một phẫu thuật đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân. Phẫu thuật này có thể thực hiện được ở các bệnh viện tuyến tỉnh, tuy nhiên cần phải có đầy đủ trang thiết bị cũng như phẫu thuật viên có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu.
#Cắt bàng quang toàn bộ #tạo hình bàng quang bằng ruột
Điều trị can thiệp nội mạch ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp trong cửa sổ 6 giờ đầu và cửa sổ 6-24 giờ bằng quy trình hình ảnh học đơn giản
Nguyễn Thị Bích Hường, Phạm Nguyên Bình, Nguyễn Vĩnh Khang, Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Vĩnh Thành
Mục tiêu: So sánh các kết cục ở những bệnh nhân được điều trị can thiệp nội mạch trong cửa sổ 6 giờ và 6 - 24 giờ, được lựa chọn bằng quy trình hình ảnh học đơn giản. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiến cứu, chọn liên tiếp những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp tuần hoàn trước điều trị can thiệp nội mạch trong vòng 6 giờ hoặc 6 - 24 giờ từ tháng 9/2017 đến 7/2019. Kết quả: Trong 184 bệnh nhân, 107 (58,2%) được điều trị cấp trong cửa sổ sớm. Những đặc điểm nền là tương tự giữa hai nhóm, ngoại trừ thời gian khởi phát-chọc động mạch đùi dài hơn (300 và 705 phút, p<0,0001), NIHSS cao hơn (13 và 16, p<0,0001), ASPECTS thấp hơn (9 và 8, p<0,0001) trong nhóm cửa sổ muộn. Không có sự khác biệt có ý nghĩa trong tỷ lệ tái thông thành công và nhồi máu não chuyển dạng xuất huyết loại 2 (81,3% và 83,1%, p=0,75, 4/107 và 4/77, p=0,63, tương ứng). Tỷ lệ độc lập chức năng (mRS: 0 - 2) và tử vong tại thời điểm 90 ngày không có sự khác biệt có ý nghĩa (65,4% vs 57,1%, p=0,25, 10,3% vs 6,5%, p=0,43; tương ứng). Kết luận: Nghiên cứu này đề nghị rằng điều trị can thiệp nội mạch có thể an toàn và khả thi ở những bệnh nhân trong cửa sổ 6 - 24 giờ được lựa chọn bằng bất tương xứng lâm sàng-lõi nhồi máu và dòng chảy tuần hoàn bàng hệ.  
#Thiếu máu não cấp #cửa sổ muộn #hình ảnh học đơn giản #can thiệp nội mạch #dụng cụ cơ học
Tổng số: 1,912   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 192