Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ

  2734-9292

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

Nghiên cứu chi tiết độ cao của mặt Geoid cục bộ Hòn Dấu so với mặt Geoid toàn cầu trên lãnh thổ Việt Nam
Số 25 - 2015
Bài báo đề cập đến việc đánh giá chi tiết độ cao của mặt Geoid cục bộ Hòn Dấu sát nhất với mặt biển trung bình nhiều năm tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu so với mặt Geoid toàn cầu dựa trên các điểm trọng lực chi tiết trên lãnh thổ Việt Nam. Các kết quả tính toán cho thấy độ cao của mặt Geoid cục bộ Hòn Dấu so với mặt Geoid toàn cầu bằng 0.890 m và không đổi trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Bay chụp ảnh bằng máy bay không người lái (UAV) thành lập bản đồ không gian 3 chiều (3D)
Số 31 - 2017
Từ những năm 2000, bản đồ không gian ba chiều (3D) đã được thành lập bằng việc sử dụng bản đồhai chiều (2D) phủ trên nền mô hình số độ cao (DEM),các đối tượng địa vậtlà ký hiệu mô hình 3Dcó gắn ảnh chụp bề mặt đối tượng. Với cách làm như vậy, mất rất nhiều thời gian, công sức để ra một hình ảnh gần giống như thực tế.Hiện nay, việc sử dụng các thiết bị bay không người lái để bay chụp ảnh phục vụ thành lập bản đồ 2D đã và đang được ứng dụng đạt hiệu quả cao ở Việt Nam. Các thiết bị bay không người lái (Unmaned Arial Vehicle - UAV) với đặc tính gọn nhẹ, được tích hợpthiết bị định vị vệ tinh GPS,máy ảnh số độ phân giải cao có thể chụp ảnh ở nhiều góc độ; đồng thời kết hợp với các phần mềm có thuật toán xử lý ảnh SfM (Structure-from-Motion)tự động tính toán để phục hồi lại mô hình 3D của tất cả các đối tượng trên mặt đất, từ đó có thể thành lập bản đồ 3D một cách tự động, giảm thiểu thời gian xây dựng mô hình 3D các đối tượng địa vật.
Yêu cầu về độ chính xác đo đạc thửa đất khi tính đến ảnh hưởng của giá trị sử dụng
Số 9 - 2011
Bài báo đề cập đến việc quy định độ chính xác trong đo đạc vị trí điểm trên ranh giới thửa đất hiện nay chưa được tính toán đến mức độ ảnh hưởng của hình dạng và giá trị đất, mỗi nhóm đất chính đều có yêu cầu về quản lý khác nhau, giá trị kinh tế sử dụng khác nhau …, trong từng nhóm cũng phân ra nhiều khu vực có yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai khác nhau, giá trị đất khác nhau … Chính vì vậy, việc thu thập đầy đủ thông tin, ứng dụng lý thuyết vùng giá trị và sử dụng công nghệ GIS để định lượng hóa các phân tích, tính toán các mối quan hệ. Từ đó đề xuất phân loại độ chính xác đo đạc vị trí thửa đất trong từng nhóm đất, nhằm phục vụ cho công tác lập bản đồ, cấp GCNQSD đất và các giao dịch về đất một cách hiệu quả hơn.
Nghiên cứu chi tiết độ cao của mặt Geoid cục bộ Hòn Dấu so với mặt Geoid toàn cầu trên lãnh thổ Việt Nam
Số 25 - Trang 33-38 - 2015
Nguyễn Tuấn Anh
Bài báo đề cập đến việc đánh giá chi tiết độ cao của mặt Geoid cục bộ Hòn Dấu sát nhất với mặt biển trung bình nhiều năm tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu so với mặt Geoid toàn cầu dựa trên các điểm trọng lực chi tiết trên lãnh thổ Việt Nam. Các kết quả tính toán cho thấy độ cao của mặt Geoid cục bộ Hòn Dấu so với mặt Geoid toàn cầu bằng 0.890 m và không đổi trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Nghiên cứu sự thay đổi độ cao giữa mặt quasigeoid cục bộ Hòn Dấu và mặt quasigeoid toàn cầu trên phạm vi toàn cầu
Số 28 - Trang 1-7 - 2016
Hà Minh Hòa
Bài báo khoa học này đã chứng minh sự không đổi của độ cao của điểm bất kỳ trên mặt quasigeoid cục bộ Hòn Dấu so với mặt quasigeoid toàn cầu trên phạm vi toàn cầu. Đây là cơ sở khoa học rất quan trọng để khai thác các mô hình trọng trường Trái đất EGM và mô hình địa hình động lực trung bình MDT (Mean Dynamic Topography) quốc tế trong việc giải quyết các bài toán trắc địa vật lý trên lãnh thổ quốc gia hoặc khu vực.
Nghiên cứu sự thay đổi độ cao giữa mặt quasigeoid cục bộ Hòn Dấu và mặt quasigeoid toàn cầu trên phạm vi toàn cầu
Số 28 - 2016
Bài báo khoa học này đã chứng minh sự không đổi của độ cao của điểm bất kỳ trên mặt quasigeoid cục bộ Hòn Dấu so với mặt quasigeoid toàn cầu trên phạm vi toàn cầu. Đây là cơ sở khoa học rất quan trọng để khai thác các mô hình trọng trường Trái đất EGM và mô hình địa hình động lực trung bình MDT (Mean Dynamic Topography) quốc tế trong việc giải quyết các bài toán trắc địa vật lý trên lãnh thổ quốc gia hoặc khu vực.
Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và mô hình thủy lực HEC-RAS mô phỏng 3D vùng ngập lụt. Nghiên cứu điển hình ở xã An Hòa, huyện An Lão tỉnh Bình Định
Số 50 - Trang 57-64 - 2021
Ngô Anh Tú, Nguyễn Trọng Đợi, Nguyễn Hữu Xuân, Đỗ Tấn Nghị
Bài báo giới thiệu một số kết quả mô phỏng 3D vùng ngập lụt ở thôn Long Khánh, xã An Hòa, huyện An Lão, tỉnh Bình Định thuộc lưu vực sông Lại Giang dựa trên dữ liệu đầu vào của thiết bị bay không người lái (UAV), mô hình HEC-RAS và kỹ thuật GIS. Bộ thông số mô hình được hiệu chỉnh và kiểm định với số liệu lưu lượng và mực nước thực đo trong trận lũ lớn tháng 12 năm 2016. Kết quả mô phỏng 3D vùng ngập lụt cho thấy khu vực ngập, mức ngập cũng như tốc độ truyền lũ rất chi tiết, trực quan và chính xác. Đồng thời, bài báo đưa ra một số khuyến nghị việc sử dụng các mức độ chi tiết và phạm vi khu vực mô phỏng 3D vùng ngập lụt ở địa bàn nghiên cứu.
#GIS 3D #UAV #HEC-RAS #Ngập lụt #Lưu vực sông Lại Giang
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu ảnh máy bay không người lái (UAV) trong thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
Số 33 - Trang 49-57 - 2017
Mai Văn Sỹ, Bùi Ngọc Quý, Phạm Văn Hiệp, Lê Đình Quý
Công nghệ chụp ảnh từ các thiết bị bay không người lái đã và đang được quan tâm nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực trong đó có công tác thành lập bản đồ địa hình. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu sử dụng dữ liệu ảnh chụp từ thiết bị bay không người lái (UAV) trong công tác thành lập mảnh bản đồ địa hình F-48-80-(9-f-III) tỷ lệ 1:1000 khu vực xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nghiên cứu áp dụng phương pháp bình sai lặp để tìm kiếm các trị đo thô
Số 1 - 2009
Bùi Thị Hồng Thắm
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu việc áp dụng lý thuyết bình sai bền vững để phát hiện ra sai số thô tổn tại trong trị đo và làm giảm ảnh hưởng của trị đo có chứa sai số thô này đến kết quả sau bình sai
Tiếp cận khái niệm về mặt Quasigeoid
Số 3 - 2010
Molodenskii M.X. đưa ra mặt Quasigeoid để biểu diễn độ cao chuẩn từ mặt vật lý của Quả đất theo đường vuông góc với mặt Ellipsoid. Tuy nhiên trong các tài liệu về Trắc địa cao cấp giải thích về mặt này rất khác nhau, thậm trí coi mặt này chỉ là sản phẩm của quá trình xác định độ cao chuẩn của các điểm trên mặt vật lý của Quả đất. Báo cáo khoa học này sẽ chỉ ra rằng mặt Quasigeoid là hình ảnh của mặt Geoid với thế thực W = W0 trong trường trọng lực chuẩn của Quả đất và liên hệ chặt chẽ với mặt Geoid này. Từ đây chúng ta có thể xem xét quan hệ của mặt Quasigeoid với mặt Geoid trên các biển và đại dương, và cần phải xem xét lại việc coi độ cao chuẩn bằng 0 trên các biển và đại dương. Các kết quả nghiên cứu trong bài báo này sẽ xác định cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện hệ độ cao quốc gia.