Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
A technical approach for transfering coordinate and bearing of the underground control network from the surface network
Nội dung của bài báo trình bày về kết quả nghiên cứu ứng dụng máy chiếu đứng để chuyền toạ độ và phương vị từ trên mặt đất xuống hầm qua giếng đứng trong thi công xây dựng các công trình hầm đào đối hướng. Cơ sở lý thuyết của giải pháp và kết quả đo đạc thực nghiệm nhằm xác định tính hiệu quả và độ chính xác đạt được của phương pháp chuyền toạ độ và phương vị xuống hầm bằng máy chiếu đứng ở Việt Nam.
Nghiên cứu ứng dụng số liệu trọng lực đo trực tiếp và từ đo cao vệ tinh để hợp nhất kết nối hệ thống đứt gãy trên đất liền và biển khu vực đới bờ Đông Bắc Việt Nam
Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ - Số 52 - 2022
Trên khu vực đới bờ, nói chung, khảo sát đo đạc trọng lực trực tiếp vẫn ở mức độ thưa thớt, chưa đồng đều, thậm chí nhiều khu vực không thể thực hiện được do địa hình chuyển tiếp phức tạp. Số liệu dị thường trọng lực vệ tinh có độ chính xác chưa cao so với số liệu đo trực tiếp, đặc biệt là ở các khu vực ven biển, khu vực các đảo, quần đảo hoặc ở những khu vực có nhiều bãi ngầm. Do đó, dị thường trọng lực vệ tinh cần phải có sự hiệu chỉnh theo số liệu đo trực tiếp nhằm nâng cao tính đồng nhất và độ chính xác. Trong nghiên cứu này, phương pháp bình phương tối thiểu Collocation được áp dụng hiệu chỉnh kết nối số liệu trọng lực trên biển và đất liền dựa theo số liệu trọng lực đo trực tiếp và từ đo cao vệ tinh. Phương pháp góc nghiêng gradient ngang dị thường trọng lực được sử dụng để xác định vị trí cũng như là đặc điểm cấu trúc của hệ thống các đứt gãy trong khu vực. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy được tính thực tiễn, hữu ích của tích hợp dị thường trọng lực đo trực tiếp với trọng lực vệ tinh; Nó cũng thể hiện được tính hiệu quả minh giải tài liệu trọng lực xác định, hợp nhất kết nối hệ thống đứt gãy đất liền và biển khu vực đới bờ Đông Bắc Việt Nam.
#Trọng lực vệ tinh #trọng lực đo trực tiếp #đới bờ Đông bắc Việt Nam #phương pháp Collocation
Ứng dụng mạng Efficientnet trong phân loại lớp phủ bề mặt.
Sự ra đời của các phương pháp học máy (các thuật toán phân loại, phân mảnh hay các thuật toán tối ưu hóa) hỗ trợ tự động hóa quá trình phân tích ảnh đã tạo tiền đề cho việc nâng cao độ chính xác trong theo dõi diễn biến sự thay đổi trên bề mặt trái đất. Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu mẫu EuroSat để huấn luyện một số biến thể mạng EfficientNet, ứng dụng cho phân loại lớp phủ mặt đất theo cảnh (scene-based classification). Kết quả cho thấy độ chính xác phân loại của Mạng EfficientNet B3, B4, và B5 đạt được tương ứng là 97,7%, 97,74%, 97,9% và mô hình được sử dụng để phân loại một số loại hình lớp phủ của mẫu thử nghiệm tại khu vực Đông bắc Bắc bộ, Việt Nam. Sai số này có thể do bộ mẫu huấn luyện không có một số loại hình lớp phủ tưởng ứng như tại Việt Nam.
#Lớp phủ mặt đất #Mạng EfficientNet #Dữ liệu vệ tinh
"Chọn phương pháp tính khối lượng đào đắp phù hợp khi thiết kế công trình giao thông, thuỷ lợi "
Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ - Số 2 - 2009
Bài báo phân tích sai số trong các phương pháp tính khối lượng đào đắp áp dụng cho công trình dạng tuyến. Giới thiệu phương pháp mới để tính khối lượng đào đắp công trình dạng tuyến theo mô hình số độ cao và mặt cắt ngang thiết kế. Phân tích và đưa ra sự lựa chọn các phương pháp tính khối lượng cho công trình dạng tuyến phù hợp với các giai đoạn thiết kế và đặc trưng của địa hình.
Đảm bảo công tác khảo sát địa hình công trình dạng tuyến bằng toàn đạc điện tử và mô hình số độ cao
Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ - Số 2 - 2009
Bài báo đề cập đặc trưng của công trình dạng tuyến và các yêu cầu cơ bản của công tác khảo sát địa hình.Khi ứng dụng thiết bị và công nghệ hiện đại, công tác trắc địa phục vụ khảo sát, xây dựng công trình dạng tuyến có nhiều thuận lợi, được phân tích trong nội dung chính của bài báo.
Nghiên cứu xây dựng quy trình giám sát biến động thoái hóa đất từ ảnh vệ tinh, GIS và phương pháp đánh giá đa tiêu chí.
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng qui trình giám sát biến động thoái hoá đất trên cơ sở ứng dụng ảnh vệ tinh, GIS và phương pháp đánh giá đa tiêu chí MCE-AHP-GDM (Multi-criteria Evaluation - Analytic Hierachy Process-Group Decision Making). Bản đồ hiện trạng thoái hoá đất của hai thời kỳ được thành lập từ: dữ liệu điều tra, dữ liệu phân tích mẫu, dữ liệu địa hình, khí tượng,... và dữ liệu chiết xuất từ ảnh Vệ tinh VNRedSat-1 (phục vụ thành lập bản đồ đất bị xói mòn do mưa).
#Biến động thoái hoá đất #GIS #MCE-AHP #Ảnh VNRedSat-1
Nghiên cứu sự thay đổi độ cao giữa mặt quasigeoid cục bộ Hòn Dấu và mặt quasigeoid toàn cầu trên phạm vi toàn cầu
Bài báo khoa học này đã chứng minh sự không đổi của độ cao của điểm bất kỳ trên mặt quasigeoid cục bộ Hòn Dấu so với mặt quasigeoid toàn cầu trên phạm vi toàn cầu. Đây là cơ sở khoa học rất quan trọng để khai thác các mô hình trọng trường Trái đất EGM và mô hình địa hình động lực trung bình MDT (Mean Dynamic Topography) quốc tế trong việc giải quyết các bài toán trắc địa vật lý trên lãnh thổ quốc gia hoặc khu vực.
Nghiên cứu phân tích khả năng ước tính lượng rác thải nhựa phát tán trực tiếp ra môi trường biển từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên biển Đông
Các nguồn phát sinh rác nhựa từ biển thường liên quan đến các hoạt động giải trí, đánh bắt, nuôi trồng hải sản và vận tải biển. Rác thải từ các hoạt động kinh tế-xã hội trên biển chủ yếu do hành khách trên tàu thải ra hoặc do xử lý rác nhựa sau thu gom, do ngư cụ hàng hải và ngư cụ bị bỏ rơi. Rác nhựa ở biển có thể nằm trên các đường bờ biển, nổi trên bề mặt, trong cột nước hoặc chìm xuống đáy biển. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích, đánh giá những nguy cơ và mối liên hệ trực tiếp giữa hoạt động kinh tế-xã hội trên biển với lượng chất thải nhựa phát tán trực tiếp ra môi trường biển nhằm đưa ra cách phân loại rác nhựa theo nhóm các hoạt động kinh tế-xã hội trên biển Đông và đề xuất phương pháp định lượng lượng rác thải nhựa theo sự phân loại này. Kết quả cho thấy, những khu vực có mật độ tàu thuyền hoạt động nhiều cũng như có các hoạt động kinh tế-xã hội phát triển thì có mối tương quan tỉ lệ thuận với rác nhựa và các vật liệu thải trôi nổi trên biển Đông.
#Biển Đông #Rác nhựa #Tàu thuyền #Kinh tế biển #Nuôi trồng thủy sản
Khả năng tính toán độ nhám địa hình từ lớp phủ mặt đất phục vụ giám sát tài nguyên nước thượng lưu
Bài báo đề cập tới phương pháp tính toán độ nhám địa hình khu vực miền núi phục vụ tính toán dòng cháy lũ về hồ chứa nói riêng, giám sát tài nguyên nước thượng lưu nói chung; sử dụng dữ liệu viễn thám nhằm xác định phân bố hệ số nhám Manning (Manning’s n) sử dụng trong các mô hình thủy văn thuỷ lực áp dụng mô phỏng lưu lượng trên lưu vực sông thông qua phân tích dữ liệu lớp phủ/sử dụng đất.
Đối với vùng đồi núi dốc lớn, độ nhám bề mặt đất là một trong những yếu tố gây ra dòng cháy nhanh, mạnh về mừa lũ; được định nghĩa là sự bất thường của bề mặt đất, gây ra bởi các yếu tố như lớp phủ thực vật, kết cấu đất, kích thước cốt liệu, các mảnh đá và quản lý đất đai. Độ nhám của đất ảnh hưởng đến việc lưu trữ bề mặt, thấm, dòng chảy trên đất liền và cuối cùng là tách lớp trầm tích và xói mòn. Vì độ nhám của đất thường quá nhỏ để có thể được ghi lại bằng các mô hình lập bản đồ địa hình hoặc độ cao kỹ thuật số thông thường, nó cũng được gọi là kỹ thuật vi ống đất và có thể được chia thành bốn loại khác nhau: (1) các biến thể hoặc hạt nhỏ độ nhám, chủ yếu được xác định bởi loại đất; (2) độ nhám ngẫu nhiên, liên quan đến cốt liệu đất; (3) độ nhám định hướng, mô tả các biến đổi có hệ thống về địa hình do, ví dụ, làm đất; và (4) độ nhám bậc cao đại diện cho các biến thể độ cao trong trường, chẳng hạn như bờ kè hoặc đường viền trường.
Để phục vụ tính toán dòng chảy thượng lưu, độ nhám ngẫu nhiên là đối tượng chính nhằm xác định độ nhám bề mặt đất và hệ số nhám thủy lực. Đây là các thông số đặc tính kháng thủy lực quan trọng. Ước tính chính xác hệ số nhám thủy lực đóng vai trò quan trọng để hiểu các cơ chế của dòng chảy đặc biệt là xác định dòng chảy lũ.
Các phương pháp đưa ra thực sự hữu dụng trong công tác thành lập bản đồ mô phỏng kịch bản dòng chảy lũ về hồ chứa phục vụ quản lý, hỗ trợ ra quyết định trong các trường hợp thiên tai xảy ra.
Quay trở lại vấn đề sử dụng phương pháp bình sai lưới trắc địa tự do trong nghiên cứu chuyển dịch của vỏ Trái đất
Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ - Số 6 - 2010
Bài báo khoa học này xem xét các vấn đề liên quan đến việc xác định điểm cố định (hoặc mặt cố định) trong việc nghiên cứu xác định các vectơ chuyển dịch ngang, không gian (hoặc đứng) của vỏ Trái đất khi bình sai các mạng lưới trắc địa tự do. Các kết quả nghiên cứu trong bài báo này sẽ góp phần làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp bình sai mạng lưới trắc địa tự do trong việc xác định chuyển dịch của vỏ Trái đất nhờ kết quả đo lặp các mạng lưới này.
Tổng số: 562
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10