JOURNAL OF CONTROL VACCINES AND BIOLOGICALS
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
THIẾT LẬP QUI TRÌNH CHUẨN TRONG KIỂM ĐỊNH CÔNG HIỆU THÀNH PHẦN IPV TRONG VẮC XIN ĐƠN VÀ PHỐI HỢP CỦA NHÀ SẢN XUẤT SANOFI PASTEUR
JOURNAL OF CONTROL VACCINES AND BIOLOGICALS - - 2023
Hiện nay, tại Việt Nam đang lưu hành 3 loại vắc xin chứa thành phần IPV của nhà sản xuất Sanofi Pasteur là vắc xin đơn Imovax Polio, vắc xin phối hợp Tetraxim, Petaxim, Hexaxim. Thời gian đăng ký của các vắc xin là khác nhau nên thống nhất phương pháp dùng để kiểm định chất lượng vắc xin của cùng một nhà sản xuất là kỹ thuật khoa kiểm định vắc xin Vi rút hướng tới.
Vắc xin IPV của Sanofi Pasteur được sản xuất từ các chủng Mahoney týp 1, chủng MEF týp 2, chủng Saukett týp 3. Đây là vắc xin bất hoạt. Phương pháp sử dụng để tính hiệu giá là phương pháp ELISA. Kháng nguyên được pha loãng ở dãy độ pha thích hợp đưa vào phiến 96 giếng ELISA, sau đó dùng kháng thể đặc hiệu cho từng týp gắn vào. Gắn kháng thể bậc 2 IgG tương thích với kháng thể bậc 1 rồi đọc kết quả thông qua tín hiệu huỳnh quang, kết quả được tính toán theo tín hiệu OD và hàm lượng mẫu chuẩn đã biết.
Qui trình được thiết lập và thẩm định đạt kết quả trên 6 tiêu chí về thẩm định. Trong khuôn khổ bài báo chúng tôi chia làm 2 bài. Ở bài viết này chúng tôi chọn 3 tiêu chí để trình bày là độ đúng, độ chính xác, độ mạnh.
Độ đúng t (týp 1, týp 2 và týp 3) < tα(4,303). Độ chính xác (độ tái lặp) CV (týp 1, týp 2 và týp 3) ≤ 20%, độ chính xác trung gian CV ≤ 20% và Độ mạnh đạt yêu cầu
#IPV týp 1- týp 2- týp 3 #ELISA #hiệu giá #độ chính xác
So sánh hai phương pháp tạo đám hoại tử (PFU) và liều gây nhiễm 50% tế bào nuôi cấy (CCID<sub>50</sub>) trong xác định hiệu giá vắc xin sởi dự tuyển mẫu chuẩn quốc gia
JOURNAL OF CONTROL VACCINES AND BIOLOGICALS - - 2022
A comparative study of two methods (PFU and CCID50) for potency determination for the national standard candidate measles vaccine was organized at the National Institute for Control of Vaccines and Biologicals (NICVB). Two methods are performed on the groups of candidate measles vaccine derived from AIK-C strain stored at different temperatures: -70oC, 4oC/7 days, 37oC/7 days. The results show that although there is a difference, strong correlation exists between the two methods CCID50 and PFU with R2 = 0.886, r = 0.94, coefficient PFU/ CCID50 = 1.28 equivalent to the ratio PFU: CCID50 = 1:0.78
#PFU #CCID50 #Hiệu giá vắc xin Sởi #Mẫu chuẩn quốc gia vắc xin Sởi
Sản xuất kháng huyết thanh chuẩn Viêm não Nhật Bản chủng Nakayama sử dụng cho kiểm định chất lượng vắc xin
JOURNAL OF CONTROL VACCINES AND BIOLOGICALS - Tập 1 Số 1 - Trang 78-88 - 2022
Vắc xin Viêm não Nhật Bản (VNNB) đã góp phần đẩy lùi bệnh Viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ qua chiến dịch tiêm chủng quốc gia. Để đánh giá chất lượng hiệu quả bảo vệ của vắc xin Viêm não Nhật Bản cần có kháng huyết thanh chuẩn sử dụng làm chứng dương thực hiện song song cùng mẫu thử trong thử nghiệm. Kháng huyết thanh chuẩn được sản xuất bằng cách tiêm 2 liều vắc xin mẫu chuẩn quốc gia trên chuột nhắt trắng 28 ngày tuổi, trọng lượng 11-13g. Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế ( NICVB). Sau khi tiêm 14 ngày lấy máu tách huyết thanh, đánh giá hiệu giá kháng thể trung hòa PRNT50 song song cùng kháng huyết thanh chuẩn quốc tế từ NIBSC và kháng huyết thanh từ VABIOTECH sản xuất. Lô kháng huyết thanh 0118 được sản xuất có hiệu giá kháng thể trung hòa PRNT50 1,74 đảm bảo tiêu chuẩn làm chứng dương cho thực hiện thử nghiệm xác định hiệu giá vắc xin Viêm não Nhật Bản.
#Japanese Encephalitis antiserum #Japanese Encephalitis positive control #standard antiserum
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP RT-PCR VÀO THỬ NGHIỆM NHẬN DẠNG VẮC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN SỐNG GIẢM ĐỘC LỰC
JOURNAL OF CONTROL VACCINES AND BIOLOGICALS - Tập 3 Số 2 - Trang 25-33 - 2023
Nhận dạng kháng nguyên trong vắc xin là một trong những yêu cầu cần thiết để kiểm định chất lượng vắc xin được sản xuất từ vi rút hoặc một mảnh của vi rút mà trong đó phương pháp phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR) được ứng dụng rộng rãi. Sau đó, sản phẩm PCR được chạy điện di và đọc kết quả dưới đèn huỳnh quang. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp RT-PCR vào thử nghiệm nhận dạng của vắc xin viêm não Nhật Bản sống, giảm độc lực IMOJEV của Sanofi Pasteur và đánh giá tiêu chí độ đặc hiệu nhằm mục đích rút gọn được quy trình thực hiện, thời gian thử nghiệm, và chi phí hóa chất cũng như vật tư tiêu hao. Kết quả cho thấy, đoạn mồi được thiết kế phù hợp và đặc hiệu với vi rút viêm não Nhật Bản. Sản phẩm RT-PCR thu được cho kết quả sáng rõ, đúng kích thước (458 bp) và đặc hiệu với vi rút viêm não Nhật Bản, và không đặc hiệu với một số vi rút sống khác được thực hiện song song trong thử nghiệm. Vì vậy, chúng tôi có thể kết luận rằng quy trình nhận dạng vi rút viêm não nhật Bản trong vắc xin IMOJEV đã được thiết kế và tối ưu hóa theo điều kiện và hóa chất của khoa Kiểm định vắc xin Vi rút. Kết quả nghiên cứu cho thấy đoạn mồi phù hợp và đặc hiệu với vi rút viêm não Nhật Bản, có thể sử dụng trong các nghiên cứu sau này tại khoa Kiểm định vắc xin Vi rút, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế.
#Identity #vaccine #Japanese Encephalitis #RT-PCR method #specific indicator
Xác định vật liệu di truyền trong mẫu vắc xin thủy đậu thương mại tại Việt Nam bằng kỹ thuật PCR
JOURNAL OF CONTROL VACCINES AND BIOLOGICALS - Tập 2 Số 1 - Trang 25-35 - 2022
Đặt vấn đề/ Mục tiêu: Viện kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế có nhiệm vụ kiểm soát chất lượng vắc xin và sinh phẩm y tế. Thử nghiệm nhận dạng vi rút thủy đậu là yêu cầu bắt buộc trong việc kiểm định đánh giá chất lượng vắc xin. Hiện nay, theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới kỹ thuật trung hòa tạo đám hoại tử dùng trong thử nghiệm nhận dạng vắc xin thủy đậu. Nhưng hạn chế của phương pháp này là phải dùng đến kháng thể đặc hiệu và mẫu chuẩn của nhà sản xuất vì thế giới chưa thiết lập được mẫu chuẩn, kháng thể quốc tế. Tại NICVB nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết lập một qui trình nhận dạng vi rút thủy đậu bằng kỹ thuật PCR nhằm giảm phụ thuộc sinh phẩm của nhà sản xuất và giảm thời gian thực hiện thử nghiệm.Phương pháp: phương pháp PCR, phương pháp thẩm định thử nghiệm nhận dạng.Kết quả: Mồi được thiết kế trên vùng gen ORF-7 ổn định, kích thước sản phẩm 280 nucleotit. Phản ứng PCR có thành phần như sau: 12,5 µl dung dịch đệm (master mix); 5,5 µl H2O; 1 µl mồi xuôi, ngược, 5 µl khuôn và nhiệt độ gắn mồi của qui trình là 500C, 30 chu kỳ. Sau khi tối ưu qui trình tiến hành thẩm định độ mạnh và giới hạn phát hiện. Qui trình nhận dạng thủy đậu được ứng dụng trong kiểm định chất lượng vắc xin. Kết luận: Nhóm nghiên cứu đã thiết kế được cặp mồi trên gen ORF-7 để nhận dạng vi rút thủy đậu. Qui trình nhận dạng này sau khi thẩm định đã đạt về các chỉ tiêu độ mạnh, độ đặc hiệu và giới hạn phát hiện.
#vắc xin #thủy đậu #kỹ thuật PCR
Tổng số: 5
- 1