Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự Nhiên
1859-1388
Việt Nam
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Physics and AstronomyMathematicsAgricultural and Biological SciencesChemistryMaterials Science
Các bài báo tiêu biểu
THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
Tập 68 Số 5 - Trang - 2013
Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì không nhữnggóp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụcho sự phát triển của nhân loại. Với tầm quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Banchấp hành TW khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam có nêu: “Các trường đại học phải là cáctrung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất vàđời sống”. Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mớiquản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2020 cũng nêu rõ “Nâng cao năng lực quản lý và hiệuquả công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, góp phần tích cực nâng cao chất lượngđào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Bài báo này nhằm đánh giá thực trạng hoạt độngnghiên cứu khoa học của giảng viên tại Đại học Huế, và trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuấtcác biện pháp nhằm tháo gỡ và thúc đẩy hoạt động này hiệu quả hơn.
Higher-order nonclassical and entanglement properties in photon-added trio coherent state
Tập 129 Số 1B - Trang 49-55 - 2020
This paper studies the higher-order nonclassical and entanglement properties in the photon-added trio coherent state (PATCS). We use the criterion of higher-order single-mode antibunching to evaluate the role of the photon addition operation. Furthermore, the general criteria for detection of higher-order three-mode sum squeezing and entanglement features in the PATCS are also investigated. The results show that the photon addition operation to a trio coherent state can enhance the degree of both the higher-order single-mode antibunching and the higher-order three-mode sum squeezing and enlarge the value of the higher-order three-mode entanglement factor in the photon-added trio coherent state. In addition, the manifestation of the single-mode antibunching and the entanglement properties are more obvious with increasing the higher values of orders.
#Photon-added trio coherent state #higher-order nonclassical properties #antibunching #sum squeezing #entanglement.
Tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 58 - 2010
Lưu vực sông Hương và tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi rất dễ bị ảnh hưởng và nhạy cảm với thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế và lưu vực sông Hương đã chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều trận thiên tai như bão lớn, mưa to, lũ lụt và hạn hán với cường độ và tần suất tăng lên đáng kể, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ở hạ lưu, ảnh hưởng đến di sản thế giới, gây tổn thất về tài sản và cuộc sống của người dân.
TẠO NGUỒN MẪU IN VITRO CHO GIỐNG CHANH DÂY TÍM (Passiflora edulis Sims.) VÀ VÀNG (Passiflora edulis f. flavicarpa)
Tập 127 Số 1C - Trang 71-84 - 2018
Việc lựa chọn nguồn mẫu ban đầu và phương pháp khử trùng mẫu phù hợp là bước quan trọng quyết định đến sự thành công của cả quy trình nhân giống. Trong nghiên cứu này, nguồn mẫu ex vitro (chồi đỉnh, đốt thân và đoạn thân) của giống chanh dây tím và vàng được sử dụng làm vật liệu nuôi cấy ban đầu và được khử trùng bằng các chất khử trùng khác nhau (NaOCl, HgCl2 và nano bạc) ở nồng độ và thời gian xử lý khác nhau nhằm tạo nguồn mẫu in vitro của 2 giống chanh dây phục vụ cho các nghiên cứu sau này. Sau 8 tuần nuôi cấy, kết quả cho thấy mẫu đốt thân của 2 giống chanh dây được khử trùng bằng nano bạc (0,1 %) trong thời gian 15 phút cho hiệu quả khử trùng cao nhất với giống tím là 68,33 % và giống vàng là 66,67 %; hệ số tái sinh chồi cũng đạt cao nhất với giống tím là 2,73 chồi và giống vàng là 2,67 chồi và các chỉ tiêu này cũng lớn hơn đáng kể so với các nghiệm thức khác khi khử trùng bằng NaOCl và HgCl2. Bên cạnh đó, sự phát sinh hình thái (chồi, mô sẹo) từ mẫu đoạn thân có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 giống chanh dây; hầu hết các mẫu đoạn thân của giống tím hình thành mô sẹo, trong khi đó ở giống vàng lại hình thành chồi. Ngoài ra, nano bạc còn có tác dụng trong việc kích thích sự nhân nhanh chồi của giống chanh dây tím và vàng.
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ
Tập 65 Số 2 - 2013
Các yếu tố khí tượng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, quyết định đến các loại hình hoạt động du lịch trên một lãnh thổ nhất định. Ở tỉnh Quảng Trị, các yếu tố bức xạ, mây, nắng, chế độ gió, độ ẩm không khí, chế độ mưa… đều thuộc loại tốt đối với sức khỏe con người và thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong hoạt động du lịch ở Quảng Trị cần chú ý: + Từ tháng III đến tháng VIII có gió Tây khô nóng. + Lốc xảy ra vào tháng IV, tháng V. + Bão xuất hiện từ tháng VII đến tháng XI.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THẢM CỎ BIỂN Ở VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC XÃ HƯƠNG PHONG, HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tập 65 Số 2 - 2013
Hiện trạng thảm cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong gồm có 3 loài thuộc 3 chi, 3 họ, 1 ngành. Cỏ Hẹ (Halodule pinifolia) là loài ưu thế nhất ở khu vực được thể hiện qua các chỉ tiêu như độ bao phủ của cỏ trung bình đạt 35,75%, mật độ thân trung bình 1.906 thân/m2 và sinh khối trung bình đạt 1.361g tươi/m2. Mật độ cỏ biển có mối tương quan chặt chẽ với sinh khối. Loài Halodule pinifolia phân bố đặc trưng ở độ mặn từ 15-19‰ và Ruppia maritima ở độ mặn từ 10-15‰. Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ của tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS bản đồ phân bố thảm cỏ biển ở vùng ĐNN xã Hương Phong lần đầu tiên được xây dựng. Diện tích phân bố cỏ biển ở vùng đất ngập nước xã Hương Phong được ước tính 76,79 ha và tập trung ở 3 khu vực chính: Vân Quốc Đông 27,5 ha, Cồn Sáo có diện tích 17,57 ha và Cồn Tè 31,72 ha. Đây được xem là nguồn thông tin có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho quản lý, định hướng sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên vùng đất ngập nước xã Hương Phong nói riêng và vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế nói chung. Từ khóa: Thảm cỏ biển, đất ngập nước, viễn thám và GIS.
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM
Tập 87 Số 9 - 2014
Bài báo trình bày những kết quả của quá trình quan trắc một số chỉ tiêu chất lượng nước dùng cho sinh hoạt của cộng đồng cư dân đảo Cù Lao Chàm. Nhìn chung, chất lượng nước mặt và nước ngầm ở đảo Cù Lao Chàm còn tốt. Các kết quả quan trắc thỏa mãn QCVN 01:2009/BYT- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nồng độ chì (Pb) ở các mẫu phân tích vượt quá quy định bởi Hướng dẫn của Cộng đồng Châu Âu (S.I. No. 106 of 2007). Đối với nguồn nước mặt, phần lớn các thông số chất lượng nước không có sự khác biệt (p>0,05) tại các mẫu quan trắc. Trong khi đó, kết quả kiểm định giá trị ở các mẫu quan trắc nước ngầm cho thấy sự khác biệt (p<0,05) ở các thông số pH, NO3-, SO42-, sắt và chì. Ngoài ra, các kim loại độc trong nguồn nước có mối liên hệ tương đối chặt như giữa Cd-Pb; Zn-Cd; Pb-Zn với hệ số tương quan lần lượt 0,7; -0,9 và -0,8 (p<0,01).
ESTIMATING SUSPENDED SEDIMENT CONCENTRATIONS IN SURFACE WATER OF TRI AN LAKE USING LANDSAT MULTISPECTRAL IMAGES
Tập 96 Số 8 - Trang 45 - 2015
Monitoring of suspended sediment is important to maintain water quality and geomorphologic balance. Traditional methods based on field surveys only solve the problem on a small scale. Along with the development of remote sensing technology, satellite images are widely used in the study, analysis of suspended sediment. This article presents a method based on spectral mixture analysis to estimate the suspended sediment concentrations (SSC) in surface water of the Tri An lake from LANDSAT multispectral images. The results which are obtained in this study can be used to create the map of suspended sediment distribution and to evaluate water quality.
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN MgSO4 ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC L14 TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Tập 75 Số 6 - 2013
Mg là nguyên tố khoáng có nhiều vai trò sinh lý quan trọng đối với cây lạc, đất xám bạc màu trồng lạc tại Thừa Thiên Huế nhìn chung thiếu Mg nhưng nghiên cứu ứng dụng bón phân chứa Mg cho cây lạc còn ít được quan tâm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: 1) Mg đã có tác dụng rất tốt đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển thân-lá-cành, tích lũy chất khô, khối lượng nốt sần, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất hầu hết ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê so với đối chứng; 2) Khi được bón MgSO4, hàm lượng protein trong hạt lạc ít thay đổi nhưng hàm lượng dầu có xu hướng tăng; 3) Công thức bón thúc 80kg MgSO4 có tác dụng tốt nhất cho cây lạc trồng trên đất xám bạc màu tại Thừa Thiên Huế, năng suất lạc quả tăng 28,15%, hàm lượng dầu trong hạt đạt 47,35% so với đối chứng chỉ đạt 45,49%, chỉ số VCR = 3,2. Từ khóa: Lạc, MgSO4, sinh trưởng và phát triển, năng suất quả.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG SEN CAO SẢN TRỒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Tập 127 Số 1C - Trang 193-201 - 2018
Bài báo này trình bày các đặc điểm hình thái và khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống sen cao sản được trồng tại phường Hương Sơ, Thành phố Huế vụ năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống sen cao sản – nguồn gốc từ Đồng Tháp – có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế. Giống sen cao sản trồng tại Thừa Thiên Huế biểu hiện 17 tính trạng đặc trưng như lá mới có màu tím, nụ hoa màu tím đỏ, cánh hoa uốn lượn có màu tím hồng, kiểu gương sen nhô hẳn ra phía trước với hình dạng cái ô, hạt sen có hình cầu… Đồng thời, giống sen này còn có một số ưu điểm như có tốc độ tăng trưởng đường kính lá trãi, lá dù, chiều cao cây nhanh, mạnh. Thời gian sinh trưởng từ lúc trồng đến lúc hoa tàn kéo dài 145 ngày. Đường kính gương sen lớn với kích thước trung bình đạt 11,52 cm/gương, số lượng hạt chắc/gương đạt 29,87 hạt. Do đó, năng suất hạt thu được từ giống cao sản rất cao với 4,57 tấn/ha. Đây là giống sen có triển vọng có thể thay thế cho một số giống sen địa phương hiện đang bị thoái hóa và là nguồn vật liệu quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.