Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development
2615-9708
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
ANTIBACTERIAL ACTIVITY OF SILVER NANOPARTICLES AGAINST Aeromonas spp. AND Vibrio spp. ISOLATED FROM AQUACULTURE WATER ENVIRONMENT IN THUA THIEN HUE
- 2019
Abstract: A silver nanoparticle solution prepared at the Center for Incubation and Technology Transfers was used in the current study. The nanoparticles have an average size of 15.0 nm. The silver nanoparticle solution exhibits an antibacterial activity to Aeromonas hydrophyla and Aeromonas caviae isolated from fresh water fish ponds and Vibrio harveyi and Vibrio alginoliticus isolated from white shrimp ponds. The silver nanoparticle solution at a concentration of 25 ppm inhibits A. caviae and A. hydrophila, and the peak attenuation time was 24 hours after exposure to the bacteria. The solution at a concentration of 12.5 ppm also inhibits Vibrio harveyi and Vibrio alginoliticus, and the peak attenuation time was 48 hours after exposure to the bacteria.Keywords: antibacterial activity, silver nanoparticles, Aeromonas spp. and Vibrio spp.
#Antibacterial activity #silver nanoparticles #Aeromonas spp. and Vibrio spp.
MỐI LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU MÀU TẠI PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tập 126 Số 3B - Trang 145–156 - 2017
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng và tìm hiểu nhu cầu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau màu ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các thông tin, số liệu sơ cấp của nghiên cứu được thu thập qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và phỏng vấn 40 hộ sản xuất, 7 hộ thu gom bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mối liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với các đối tác vẫn còn khá lỏng lẻo và mang tính tự phát, chưa có các tổ chức hợp tác liên kết trong nông dân, các hoạt động mua bán không qua hợp đồng hoặc chỉ bằng hợp đồng miệng đang xảy ra phổ biến trên địa bàn nghiên cứu. Sự tham gia của chính quyền địa phương và các bên liên quan trong việc hỗ trợ hình thành hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất để tiến tới xây dựng các hợp đồng tiêu thụ với các đối tác bên ngoài đang là giải pháp cần thiết cho sản xuất và tiêu thụ rau màu ở Hương Chữ. Điều này cũng đồng thời góp phần đáp ứng nguyện vọng của đa số hộ sản xuất rau trên địa bàn phường hiện nay.Từ khóa: liên kết, rau màu, sản xuất, tiêu thụ, Hương Chữ, Thừa Thiên Huế
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI MỚI TẠI TỈNH HÀ TĨNH
Tập 127 Số 3A - Trang 97–107 - 2018
Tóm tắt: Thí nghiệm được tiến hành để tuyển chọn một số giống lúa lai có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái tại tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu sử dụng 6 giống lúa lai mới gồm LC270, Q.ưu 6, Arize 6129 vàng, 3813, 7571 và Nhị ưu 838 trong vụ Hè Thu 2016 trên đất thịt nhẹ tại xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; trong đó Nhị ưu 838 làm đối chứng. Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất. Kết quả thí nghiệm cho thấy hai giống lúa Arize 6129 vàng và LC270 cho năng suất cao (81,6 và 76,8 tạ/ha), khả năng chống chịu với một số sâu bệnh hại quan trọng tố; hạt có hình dạng thon và thon dài chất lượng cơm thơm ngon. Gạo của hai giống này sau khi nấu chín để nguội vẫn có độ dẻo, mềm, hạt cơm trắng hơn so với giống đối chứng và các giống khác. Các giống này cần tiếp tục được nghiên cứu ở các mùa vụ và các vùng đất khác nhau để bổ sung vào cơ cấu giống lúa của địa phương.Từ khóa: Hà Tĩnh, lúa lai, năng suất, sinh trưởng
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tập 127 Số 3B - Trang 71–81 - 2018
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong vụ đông xuân 2016–2017 (12/2016–5/2017) với mục tiêu là tuyển chọn được một số giống đậu tương có triển vọng thích nghi tốt với điều kiện đất đai, khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm sử dụng 15 giống đậu tương, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp lại; diện tích mỗi ô thí nghiệm là 8,5 m2. Đề tài nghiên cứu năng suất và một số chỉ tiêu nông sinh học như chiều cao cây, tổng số hạt, khối lượng 1000 hạt. Kết quả chỉ ra rằng tất cả các giống thí nghiệm đều thuộc nhóm thời gian sinh trưởng trung ngày (85–100 ngày); đây là cơ sở rất quan trọng để góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những khu vực thiếu nước hoặc điều kiện sinh thái khó khăn. Khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh của các giống này cũng khá tốt, ngoại trừ sâu cuốn lá (Lamprosema indicata) và giòi đục thân (Melanesgromyza sojae) còn bị hại khá cao, dao động lần lượt 18,35–21,87 % và 8,98–13,56 %. Các chỉ tiêu nông sinh học, đặc biệt là năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, cho thấy một số giống đậu tương có năng suất triển vọng là DT30 (2,6 tấn/ha), DT26 (2,4 tấn/ha) và DT31 (2,3 tấn/ha).Từ khóa: đậu tương, triển vọng, trung ngày, Thừa Thiên Huế
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tập 127 Số 3B - Trang 45–58 - 2018
Tóm tắt: Nghiên cứu làm sáng tỏ hiện trạng sản xuất cao su tiểu điền ở Thừa Thiên Huế với các nội dung bao gồm: yếu tố khí hậu, các giai đoạn phát triển cao su, bộ giống, tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật, sinh trưởng phát triển vườn cây. Nghiên cứu được tiến hành ở 240 hộ của 10 xã thuộc 4 huyện trong thời gian 2015–2017. Diện tích cao su toàn tỉnh là 9412 ha, phân bố ở 6545 nông hộ ở 26 xã thuộc 5 huyện, trong đó 10 xã dân tộc thiểu số. Chế độ cạo dày đặc được áp dụng S/2$ 2,24d/1 7–9m/12. Số tháng cạo bình quân 7,7 tháng/năm. Có 8 dòng vô tính xác định: RRIM600, GT1, PB260, PB235, RRIV2, RRIV3, RRIV4, RRIC121. Các biện pháp trồng xen, quản lý giữa hàng, bón phân, BVTV… chưa được chú trọng đúng mức. Bệnh rụng lá phát sinh cao điểm vào mùa ra lá mới tháng 2–4, chiếm tỷ lệ 31,3 %. Bệnh loét sọc mặt cạo, khô miệng cạo chiếm tỷ lệ khá cao, lần lượt là 23,7 % và 8,4 %. Sự sinh trưởng của các dòng 8 đến 9 năm tuổi RRIM600, GT1 và PB260 khá tốt, thể hiện ở chiều cao dưới cành thích hợp, chu vi thân đạt khá, độ dày vỏ nguyên sinh đảm bảo. Năng suất trung bình chỉ đạt 17,8 ± 18,9 kg mủ tươi/lần cạo/ha. Sản lượng ước tính ở các vườn sinh trưởng tốt đạt khoảng 1267,2 ± 150,9 kg/ha/năm.Từ khóa: cao su tiểu điền, dòng vô tính, hiện trạng sản xuất, Thừa Thiên Huế
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA KHÂU THU HOẠCH LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tập 67 Số 4 - Trang - 2011
Kết quả điều tra thực trạng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nhưng do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, nên việc đầu tư máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang tính tự phát; nhiều người dân mua máy nhưng chưa làm chủ được kỹ thuật sử dụng nên làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của máy, gây nhiều lãng phí. Ngoài ra, do điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, đất canh tác được phân cho các hộ còn manh mún, đường giao thông, hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập…, Từ đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước, trong đó có khâu thu hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa tại tỉnh Thừa Thiên Huế (đến năm 2015) làm cơ sở để chính quyền địa phương xây dựng các định hướng chiến lược và quy hoạch cụ thể, mang tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng các máy móc thiết bị, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Một mô phỏng nghiên cứu dao động của máy kéo làm việc trên ruộng lúa
Tập 94 Số 6 - 2014
Tóm tắt: Một máy kéo nhỏ (CF200) của Trung quốc được chọn là đối tượng mô phỏng. Hệ phương trình vi phân dao động của mô hình ½ xe của máy kéo được thiết lập. Sử dụng các thông số hệ số độ cứng, hệ số cản giảm chấn của hệ thống lốp - đất, hàm mấp mô mặt đồng và các thông số cấu tạo của máy kéo đã được xác định từ trước. Ứng dụng phần mềm Matlab/Simulink để phân tích đặc tính thay đổi của tần số tự nhiên và thăm dò đặc tính dao động của máy kéo làm việc trên ruộng lúa với sự thay đổi 3 mức tốc độ tiến và 5 mức áp suất lốp của máy kéo. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng dãi tần số dao động tự nhiên từ 2.47-2.83 Hz của chuyển động theo phương Z và từ 2.77-3.18 Hz của chuyển động quay quanh trục Y tại vị trí trọng tâm của máy kéo là rất gần với dãi tần số nguy hại nhất đến sức khỏe của con người, kết quả này chỉ ra rằng một hệ thống treo là cần thiết cho máy kéo để điều chỉnh dãi tần số tự nhiên của máy kéo. Kết quả cũng cho thấy rằng giá trị bình quân bình phương gia tốc dao động của 2 chuyển động theo phương thẳng đứng và quay quanh trục Y tại vị trí trọng tâm của máy kéo luôn tăng tuyến tính khi tốc độ tiến và áp suất lốp máy kéo tăng, kết quả này chỉ ra rằng đối với một máy kéo không có bất kỳ hệ thống treo nào, tốc độ tiến và áp suất lốp máy kéo ảnh hưởng lớn đến dao động của máy kéo và với sự phân bố một tốc độ và áp suất lốp phù hợp có thể giảm ý nghĩa dao động của máy kéo khi chuyển động.Từ khóa: Dao động máy kéo, Áp suất lốp, Tốc độ tiến, Hệ thống treo, Mô phỏng.
ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GOOGLE EARTH ENGINE THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2023 Ở HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tập 133 Số 3B - Trang 17–33 - 2024
Hòa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng. Do đó, việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của huyện. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm sử dụng ảnh Sentinel 2 để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2023 ở huyện Hòa Vang trên Google Earth Engine. Nghiên cứu sử dụng phương pháp Random Forest để giải đoán ảnh, đánh giá độ tin cậy bằng chỉ số Kappa và độ chính xác toàn cục. Kết quả tính toán được chỉ số Kappa là 0,85 và độ chính xác toàn cục là 0,87. Điều này cho thấy bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp được thành lập bằng ảnh Sentinel 2 có độ tin cậy cao. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đất nông nghiệp có diện tích là 61.204 ha, chiếm 83,5% diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 52.438 ha, chiếm tỉ lệ 71,5%. Đất trồng lúa (3.484,1 ha) và đất trồng cây lâu năm (3.348 ha) có diện tích tương đương nhau, chiếm tỉ lệ khoảng 9,5%. Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích nhỏ nhất trong nhóm đất nông nghiệp với 1.933,9 ha, chiếm tỉ lệ 2,6%. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
#map #Hoa Vang #agriculture #landuse #remote sensing
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÁC LOẠI TRÀ SEN (Nelumbo nucifera Gaertn.) Ở THỪA THIÊN HUẾ
Tập 130 Số 3D - Trang 99–116 - 2021
Ở Thừa Thiên Huế, trà sen ngày càng trở thành một loại thức uống được nhiều người biết đến do có nhiều giá trị về mặt sức khỏe, văn hóa và tinh thần. Nghiên cứu này điều tra tình hình sản xuất và chế biến các loại trà sen tại địa bàn. Kết quả cho thấy chín loại trà sen được sản xuất gồm trà hoa sen sấy, trà lá sen khô, trà lá sen tươi, trà lá sen túi lọc, trà hoa sen túi lọc, trà củ sen khô, trà tim sen, trà ướp hoa sen tươi và trà ướp gạo sen. Tỉnh Thừa Thiên Huế có 14 cơ sở sản xuất và kinh doanh trà sen với năm cơ sở và chín hộ gia đình, tập trung tại thành phố Huế. Đa số các hộ gia đình kinh doanh trà sen ở quy mô nhỏ và sản xuất trà theo quy trình truyền thống như ở phường Phú Hòa và huyện Phong Điền. Các cơ sở sản xuất và kinh doanh trà sen theo quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ kết hợp phương pháp truyền thống tập trung tại các phường Hương Sơ, Kim Long, Thuận Thành và Phường Đúc của thành phố Huế. Kết quả cũng chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong việc sản xuất và tiêu thụ trà sen ở Thừa Thiên Huế.
#consume #lotus tea #production #processing #Thua Thien Hue
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
Tập 131 Số 3B - Trang 117–130 - 2022
Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện một số quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền chuyển nhượng và tặng cho. Trong giai đoạn 2016–2020, việc thực hiện một số quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu diễn ra khá sôi động. Có 937 giao dịch về cấp giấy chứng nhận chuyển nhượng và đã tiến hành cấp được 851 giấy chứng nhận. Đối với quyền tặng cho có 530 hồ sơ và đã cấp được 479 giấy chứng nhận. Thủ tục thực hiện một số quyền sử dụng đất là dễ hiểu và dễ thực hiện; phần lớn các giao dịch thực hiện theo đúng phiếu hẹn, nhanh chóng; khả năng thực hiện các quy định liên quan đến việc thực hiện một số quyền sử dụng đất tương đối dễ và thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại và hạn chế trong quá trình thực hiện quyền sử dụng đất. Để nâng cao hiệu quả thực hiện một số quyền sử dụng đất cần tăng cường tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật; đơn giản hóa các thủ tục; đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện chính sách thu phí thực hiện một số quyền sử dụng đất.
#Nong Son #households #individuals #land-use rights