Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung

  1859-2635

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

Hoạt động kinh tế của tư sản người Việt ở Nam kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Số 3 - Trang 41 - 2021
Nguyễn Thế Hồng, Trần Xuân Hiệp
Tư sản người Việt ở Nam kỳ trước năm 1914 tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh với phương thức đa dạng như tự thành lập, tổ chức liên kết với tư sản trong và ngoài nước. Mặc dù, phải chịu sự canh tranh, chèn ép bởi tư sản nước ngoài nhưng qua các hoạt động kinh tế đã để lại nhiều bài học quý báu cho bản thân tư sản người Việt, trong đó nổi bật là các giá trị thuộc về đạo đức kinh doanh như làm giàu chính đáng, biết giữ chữ tín, chú trọng chất lượng sản phẩm.
#kinh tế; tư sản; người Việt; Nam kỳ; năm 1914.
Thu nhập của các hộ ngư dân khai thác hải sản xa bờ vùng Bắc Trung Bộ: Một tiếp cận thực nghiệm
Tập 75 Số 01 - Trang 11 - 2022
Hiệp Hoàng Hồng, Hà Nguyễn Thị
Sử dụng các mô hình kinh tế lượng, bài báo lượng hóa những nhân tố ảnhhưởng đến thu nhập của các hộ ngư dân khai thác hải sản xa bờ vùng Bắc Trung Bộ. Kết quảước lượng chỉ ra rằng, công suất phương tiện khai thác, ngư trường đánh bắt, trình độ côngnghệ máy móc thiết bị ngư nghiệp, số nhân khẩu của hộ, trình độ học vấn, kinh nghiệm ngưnghiệp, công tác khuyến ngư, có ảnh hưởng ý nghĩa đến thu nhập của các hộ ngư dân. Kếtquả nghiên cứu này cho phép chúng tôi gợi mở một số hàm ý chính sách nhằm góp phầnnâng cao thu nhập các hộ ngư dân khai thác hải sản xa bờ vùng Bắc Nam Trung Bộ trong thờigian đến.
#Kinh tế lượng #thu nhập #ngư dân #nhân tố #khai thác xa bờ #Bắc Trung Bộ
Chất lượng điều hành kinh tế với phát triển hệ thống doanh nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
Tập 83 Số 2 - Trang 11 - 2024
Châu Ngọc Hòe
Chất lượng điều hành kinh tế địa phương có vai trò rất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là hệ thống doanh nghiệp ở địa phương. Xu hướng chung cho thấy, chất lượng điều hành kinh tế địa phương ở vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp. Bằng công cụ định lượng, bài viết đã tìm thấy tác động của quy mô nền kinh tế, chi phí gia nhập thị trường thấp, chi phí không chính thức thấp, chính sách đào tạo lao động tốt có tác động ý nghĩa lên sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp. Ngược lại, bài viết cũng chưa tìm thấy tác động ý nghĩa thống kê của các yếu tố tiếp cận đất đai thuận lợi, chi phí thời gian thấp, môi trường kinh doanh minh bạch, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tốt, pháp lý địa phương tốt lên sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp. Từ những phát hiện đó, bài viết đã đề xuất một số hàm ý gắn với thực tiễn phát triển hệ thống doanh nghiệp tại các địa phương vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
#Điều hành kinh tế #doanh nghiệp #tác động #vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
Phân tích sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi
Tập 74 Số 6 - Trang 11 - 2021
Phát Huỳnh Đinh
Qua phân tích số liệu thứ cấp từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnhQuảng Ngãi cho thấy, khi chuyển từ cách tiếp cận hộ nghèo theo kiểu truyền thống (thunhập/chi tiêu) sang cách tiếp nghèo theo đa chiều (y tế, giáo dục và chất lượng cuộc sống), tỷlệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Phân tíchthiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho thấy, đến năm 2020, thiếu hụt phổ biến đối với hộ nghèotỉnh Quảng Ngãi là hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt và sử dụng dịch vụ viễnthông. Vấn đề diện tích, chất lượng nhà ở cũng là chỉ số thiếu hụt chiếm tỷ lệ khá cao trongtổng số hộ nghèo (tương ứng 33,53% và 35,09%). Với những nỗ lực trong công tác phổ cậpgiáo dục đã mang lại cho hộ nghèo được thụ hưởng dịch vụ giáo dục tốt hơn, chỉ 1,61% hộnghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường. Từ kết quả phân tích thiếu hụtdịch vụ xã hội cơ bản đối với hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, các chương trình giảm nghèocủa địa phương cần tập trung vào các nhóm nghèo khác nhau, cần có thiết kế chính sách phùhợp với từng đối tượng khác nhau
#Nghèo #nghèo đa chiều #dịch vụ xã hội cơ bản #Quảng Ngãi
Biến đổi cấu trúc gia đình người Chăm Bàlamôn trong quá trình hội nhập
Tập 83 Số 2 - Trang 9 - 2024
Dũng Võ Văn
Quá trình hội nhập đã mang lại nhiều lợi thế trong việc xây dựng kết cấu gia đình Việt Nam nói chung và gia đình người Chăm Bàlamôn nói riêng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Để nghiên cứu sự biến đổi về cấu trúc gia đình người Chăm Bàlamôn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với 300 hộ gia đình có tuổi đời dưới 40. Việc nghiên cứu được tập trung vào các vấn đề như quy mô gia đình, số thế hệ trong gia đình và loại hình gia đình ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Việc chúng tôi tập trung để khảo sát ở hai tỉnh này vì phần lớn người Chăm Bàlamôn sinh sống ở đây. Thông qua việc khảo sát về sự biến đổi của cấu trúc gia đình người Chăm Bàlamôn, chúng tôi chỉ ra các vấn đề chính đó là thực trạng, nguyên nhân, những vấn đề đặt ra và những biện pháp cơ bản để khắc phục nhằm góp phần xây dựng kết cấu gia đình bền vững, phù hợp với tình hình mới.
#cấu trúc #gia đình #biến đổi
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động thương mại quốc tế: Một số giải pháp cho Việt Nam
Tập 84 Số 3 - Trang 14 - 2024
Lịch Nguyễn Văn, Anh Trần Hồng
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, các hoạt động thương mại ngày càng trở nên phức tạp, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động thương mại quốc tế.  Nghiên cứu này trình bày những nội dung cơ bản về AI trong thương mại quốc tế, bao gồm các giai đoạn từ phân tích thị trường, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, tuân thủ thương mại, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý tài chính… đến giám sát hiệu suất của cả hệ thống. Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam đang có nhiều cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng mạnh mẽ AI trong tham gia thương mại quốc tế ngày càng có hiệu quả hơn.
#Trí tuệ nhân tạo #thương mại quốc tế #quá trình hội nhập
Văn hoá ẩm thực của người Chăm Ahiér ở Ninh Thuận, nhìn từ đặc trưng sinh thái và cấu trúc xã hội
Tập 84 Số 3 - Trang 13 - 2024
Thái Trần Thị
Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa ẩm thực và các khía cạnh văn hóa xã hội của người Chăm Ahiér ở Ninh Thuận, Việt Nam. Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu định tính là chủ đạo, với trọng tâm là phỏng vấn sâu và quan sát tham dự. Bài viết tìm hiểu về cơ cấu bữa ăn, cách lựa chọn thực phẩm, phân tích cơ cấu bữa ăn thông qua xem xét cụ thể một số món trong bữa ăn trong gia đình gắn liền với hoàn cảnh sống. Việc phân tích được đặt trong bối cảnh môi trường sinh thái và cấu trúc xã hội. Đặc biệt chú ý đến sự phân công theo giới, vai trò và vị trí của người phụ nữ, nam giới khi chuẩn bị bữa ăn; ý nghĩa biểu tượng cũng như vũ trụ quan của tộc người được thể hiện một phần nào qua bữa ăn được mô tả.
#Ẩm thực #Chăm Ahiér #văn hóa #xã hội
Phát triển con người các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ: một vài phân tích từ chiều cạnh sức khỏe
Tập 75 Số 01 - Trang 11 - 2022
Tuấn Nguyễn Đình
Sức khỏe là một trong những chiều cạnh được đưa vào đánh giá khả năng pháttriển con người và tình trạng nghèo đa chiều. Dựa trên quan điểm phát triển con người, bàiviết sử dụng nguồn số liệu thống kê để phân tích, đánh giá thực trạng điều kiện chăm sóc sứckhỏe (cơ sở y tế, nguồn nhân lực, bảo hiểm y tế) và thành tựu phát triển con người các tỉnhvùng Bắc Trung Bộ từ chiều cạnh sức khỏe (tỷ suất chết trẻ em dưới một tuổi, tỷ suất chết trẻem dưới 5 tuổi, tiêm chủng mở rộng, suy dinh dưỡng và tuổi thọ).
#Phát triển con người #vùng Bắc Trung Bộ #sức khỏe #cơ sở y tế
Kinh tế tuần hoàn: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế
Số 4 (72) - Trang 84 - 2021
Hà Lê Văn, Phượng Trần Thị, Thương Phan Thị Sông, Hiệp Hoàng Hồng, Toàn Đinh Thế
Trong khi phần lớn các lý thuyết phát triển đã thất bại vì đã chú trọng nhiềutới phát triển bền vững về kinh tế hơn là bền vững về môi trường và xã hội (Schneider, 2014),lý thuyết về kinh tế tuần hoàn được tiếp cận hệ thống để kết hợp mối quan tâm môi trườngcho phát triển kinh tế. Đây là sự nỗ lực, đột phá không chỉ trên phương diện lý luận để tíchhợp các hoạt động kinh tế và phúc lợi về môi trường theo tiếp cận bền vững mà cả những độtphá trong thiết kế mô hình kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn (Murray và cộng sự, 2015). Bàiviết này, tổng quan một số vấn đề lý luận về bản chất kinh tế tuần hoàn; phân tích một số kinhnghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc và Đức; trên cơ sở đó, đề xuất một số hàmý chính sách nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
#Kinh tế tuần hoàn #phát triển bền vững #Đức #Trung Quốc
Khảo cứu sáng tác từ của Nguyễn Hành trong Quan Đông Hải và Minh Quyên thi tập
Số 3 - Trang 77 - 2021
Lương Thị Hải Vân
Khái quát cuộc đời, sự nghiệp và phong cách nghệ thuật sáng tác văn chương của Nguyễn Hành. Giới thiệu, khảo đính những sáng tác từ của ông trong Quan Đông Hải và Minh Quyên thi tập nhằm bổ sung cứ liệu văn bản học cho nghiên cứu về sự nghiệp thơ từ của Nguyễn Hành nói riêng và nghiên cứu về thể loại từ Trung đại Việt Nam nói chung.
#Nguyễn Hành #Quan Đông Hải #Minh quyên thi tập #sáng tác từ #khảo đính