Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp - Tập 13 Số 02S - Trang 265-275 - 2024

Tóm tắt

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là một phần của quản lý giáo dục nói chung trong ngữ cảnh trường học, với mục tiêu cụ thể là quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Trường học có thể được coi như một xã hội thu nhỏ và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường là một quá trình tác động có mục đích, căn cứ vào những nguyên tắc khoa học, quy luật và điều kiện khách quan, mà Hiệu trưởng tác động đến các lực lượng giáo dục, học sinh và các yếu tố hỗ trợ khác nhằm tăng cường sức mạnh của các nguồn lực giáo dục. Từ đó, đảm bảo rằng các hoạt động giáo dục trong trường đạt được các mục tiêu đã đề ra với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Bài viết trình bày thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, thông qua điều tra bằng bảng hỏi từ cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh của 05 trường trung học cơ sở ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả khảo sát được xử lý số liệu theo thang đo 5 mức độ để tính giá trị phần trăm; tính điểm trung bình; độ lệch chuẩn và xếp hạng. Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù công tác quản lý quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua được các nhà trường quan tâm nhưng vẫn còn những hạn chế bất cập cần khắc phục. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.

Từ khóa

#Giáo dục đạo đức #hoạt động giáo dục đạo đức #học sinh #thị xã Bình Minh #trường trung học cơ sở.

Tài liệu tham khảo

Ban Chấp hành Trung ương Đảng. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đặng, V. H. (2006). Những vấn đề giáo dục học. Hà Nội: NXB Đại học sư phạm.

Phan, T. L. (Chủ biên). (2007). Lí luận giáo dục. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.

Phạm, V. V. (2008). Giáo dục học. Hà Nội: NXB Hà Nội.

Phạm, T. M. H. (2011). Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông thành phố Thái Bình. Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.

Quốc hội. (2019). Luật số: 43/2019/QH14, ngày 14 tháng 6 năm 2019, Luật Giáo dục.