THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI NĂM 2020

Lê Công Vương, Bùi Đặng Lan Hương, Bùi Tùng Hiệp

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi liên quan thở máy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 79 bệnh án của bệnh nhân viêm phối liên quan đến thở máy được điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020. Kết quả: Kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất thuộc nhóm β lactam, sau đó là nhóm Quinolon. Trong nhóm β lactam, phân nhóm Cephalosporin chiếm tỷ lệ cao nhất (64,56%). Đa số các bệnh nhân được chỉ định sử dụng phác đồ phối hợp 2 kháng sinh (46,8%) và phác đồ đơn độc (48,1%). Trong quá trình điều trị, các bệnh nhân chủ yếu được chỉ định sử dụng kháng sinh bằng đường tiêm, truyền tĩnh mạch. Kết luận: Kháng sinh thuộc nhóm β lactam là được sử dụng rộng rãi nhất, trong đó, phân nhóm Cephalosporin chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa số các bệnh nhân được chỉ định sử dụng phác đồ phối hợp 2 kháng sinh và phác đồ đơn độc.

Từ khóa

#Thực trạng sử dụng #kháng sinh #viêm phổi do thở máy.

Tài liệu tham khảo

Lý Ngọc Kính, Ngô thị Bích Hà và cộng sự, Tìm hiểu thực trạng sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện tại các đơn vị điều trị tích cực ở một số cơ sở khám, chữa bệnh 2009 - 2010, 2011. Bộ Y tế, Dược lâm sàng, NXB Y học: 186 - 191, Tôn Đức Quý và cộng sự, Khảo sát đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp tại khoa HSTC Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm , Đề tài cấp bệnh viện, 2014. Knaus WA, Wagner DP, Zimmerman JE, APACHE II: A severity of disease classification system. Crit Care Med, 13: 818- 829, 1985. Trần Hữu Thông và công sự, Căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Cấp cứu và hồi sức tích cực-Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí nghiên cứu Y học, 80: 66-72, 2012. Hallal A, Cohn SM, Namias N et al., Aerosolized tobramycin in the treatment of ventilatorassociated pneumonia: a pilot study. SurgInfect (Larchmt), 8: 73-82, 2007. Bộ Y tế, Dược thư Quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2002. Norena M, Wong H, Thompson WD et al., Adjustment of intensive care unit outcomes for severity of illness and comorbidity scores, J Crit Care, 21(2): 142-150, 2006.