Tỷ lệ vô tinh, thiểu tinh nhẹ thiểu tinh nặng và nồng độ hormone sinh sản ở bệnh nhân vô sinh có vi mất đoạn AZF tại Bệnh viện Nam học Hiếm muộn Hà Nội

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm tinh dịch đồ và một số chỉ số nội tiết sinh sản ở nam giới vô sinh có mất đoạn AZF. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, cắt ngang trên 166 nam giới Việt Nam có vi mất đoạn AZF trên các bệnh nhân (BN) thiểu tinh hoặc vô tinh tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội từ 12/2016 – 6/2021. Kết quả: Mất đoạn AZFc chiếm tỷ lệ cao nhất trong mất đoạn AZF (51,81%). Mất đoạn AZF phối hợp chiếm 42,77%. Không có BN nào mất đoạn AZFb đơn độc trong nghiên cứu này. Tỷ lệ mất đoạn AZFa là 1,81%. 3/3 BN vi mất đoạn AZFa đơn độc đều vô tinh. Mất đoạn AZFc có 27% vô tinh, 58% thiểu tinh nặng và 13% thiểu tinh. 100% vi mất đoạn phối hợp nếu chứa AZFa vô tinh. Tỷ lệ vô tinh ở mất đoạn AZFbc là 71,42%, ở mất đoạn AZFbcd là 52%. Vi mất đoạn AZFa có nồng độ FSH cao (36,67 ± 12,70 IU/l). Kết luận: Tỷ lệ mất đoạn AZFc cao nhất (51,81%). Mất đoạn AZFa trầm trọng hơn so với các loại mất đoạn khác. Các loại mất đoạn còn lại (AZFb, c, d và phối hợp của chúng) ở mức độ có từ vô tinh tới thiểu tinh nhẹ.

Từ khóa

#Vô tinh; Vi mất tinh AZF; Đặc điểm nội tiết; Thiểu tinh