NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI SINH VIÊM MÔ TẾ BÀO Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2024

Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - Số 77 - Trang 134-140 - 2024
Tô Văn Đà1, Huỳnh Văn Tính1, Võ Văn Phương2

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm mô tế bào là một trong các biến chứng ở người bệnh đái tháo đường típ 2. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn là gây hoại tử mô tại vùng da thương tổn, có thể gây nhiễm huyết và dẫn đến tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ viêm mô tế bào ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và một số yếu tố liên quan. 2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, vi sinh gây viêm mô tế bào ở người bệnh đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 180 người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường típ 2 theo hướng dẫn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ 2022. Kết quả: Tỷ lệ nam chiếm 35,0% và nữ giới là 65,0%. Tuổi trung bình là 61,8 tuổi. Tỷ lệ viêm tế bào ở người bệnh là 13,9%. Thời gian mắc bệnh trung bình của người bệnh là 8,6 năm. Tỷ lệ người bệnh có mắc bệnh kèm là 85,6%. Vị trí viêm mô tế bào ở cẳng chân chiếm tỷ lệ cao nhất là 32,0% và vị trí cánh tay chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0,8%. Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn dương tính là 76,0%. Tỷ lệ vi khuẩn Staphylococcus aureus là 53,6%; Escherichia coli là 15,8%. Kết luận: Người bệnh đái tháo đường típ 2 đa phần có mắc bệnh kèm, tỷ lệ viêm mô tế bào tương đối cao, vị trí chủ yếu ở cẳng chân và cẳng tay, kết quả cấy vi sinh dương tính cao và đa phần là vi khuẩn gram dương. 

Từ khóa

#Viêm mô tế bào #đái tháo đường típ 2 #lâm sàng #vi sinh

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Huỳnh, Hà Nguyễn Y Khuê và Đặng Nguyễn Đoan Trang. Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn da mô mềm tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí y dược lâm sàng 108. 2021. 16 (DB11), 128-135, https://doi.org/10.52389/ydls.v0i0.873.

Zacay G, Hershkowitz Sikron F, Heymann AD. Glycemic Control and Risk of Cellulitis. Diabetes Care. 2021. 44(2), 367-372, https://doi.org/10.2337/dc19-1393.

Mor, Anil, and et al. Impact of glycemic control on risk of infections in patients with type 2 diabetes: a population-based cohort study. American journal of epidemiology. 2017. 186.2, 227236, https://doi.org/10.1093/aje/kwx049.

American Diabetes Association. Older Adults: Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes care. 2021. 44 (1), 168-179.38. https://doi.org/10.2337/dc21-S001.

Brindle, R., Williams, O. M., Barton, E., & Featherstone, P. Assessment of antibiotic treatment of cellulitis and erysipelas: a systematic review and meta-analysis. JAMA dermatology. 2019. 155(9), 1033-1040, doi:10.1001/jamadermatol.2019.0884.

Phạm Thị Ánh Huy, Nguyễn Hải Thủy. Đánh giá tình trạng kiểm soát bệnh đái tháo đường theo khuyến cáo của hiệp hội đái tháo đường hoa kỳ trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. số 58, 56-63, https://doi.org/10.58490/ctump.2023i58.694.

Mai Văn Điển. Khảo sát một số biến chứng mạch máu sớm ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Thống Nhất - Đồng Nai. Tạp chí y học thực hành. 2011. (756) - 3/2011, 22-24.

Hoàng Thị Bình, Lê Bá Ngọc và Nguyễn Khoa Diệu Vân. Nhận xét đặc điểm tổn thương loét bàn chân và các yếu tố liên quan loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology. 2023. (67), 89-96, https://doi.org/10.47122/VJDE.2023.67.13.

Võ Thị Ngọc Dung, Phùng Nguyên Quân, Trần Thị Ngọc Thanh. Khảo sát tình hình kiểm soát bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường. 2021. 46, 226-231, https://doi.org/10.47122/vjde.2021.46.25.

Dryden M, Baguneid M, Eckmann C, et al. Pathophysiology and burden of infection in patients with diabetes mellitus and peripheral vascular disease: focus on skin and soft-tissue infections. Clin Microbiol Infect. 2015. 21(Suppl. 2), S27–S32, https://doi.org/10.1016/j.cmi.2015.03.024. Lipsky, Benjamin A. et al. The role of diabetes mellitus in the treatment of skin and skin structure infections caused by methicillin-resistant Staphylococcus aureus: results from three randomized controlled trials. International Journal of Infectious Diseases. 2015. 15.2, e140-e146, https://doi.org/10.1016/j.ijid.2010.10.003.

Falcone, Marco, et al. Diabetes and acute bacterial skin and skin structure infections. Diabetes research and clinical practice. 2021. 174, 108732, https://doi.org/10.1016/j.diabres.2021.108732.

Adimoolam, E., & Pitchai, R. Lower limb cellulitis in non-diabetic patients: a prospective study. International Surgery Journal. 2018. 5(6), 2339-2342, https://doi.org/10.18203/23492902.isj20182250.

Lakhundi S, Zhang K. Staphylococcus aureus methicillin. Molecular characterization, evolution, and epidemiology. Clinical microbiology reviews. 2018. 31.4, 10.1128/cmr. 00020-18, https://doi.org/10.1128/cmr.00020-18.