NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ NANO RUTIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT TỦA TRONG DUNG MÔI

Tạp chí Y - Dược học quân sự - Tập 48 - Trang 282-295 - 2023
Nguyễn Thị Huyền1, Nguyễn Thị Bảo Ngọc1, Vũ Thị Thu Giang2
1Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
2Trường Đại học Dược Hà Nội

Tóm tắt

Mục tiêu: Bào chế hệ tiểu phân nano rutin bằng phương pháp kết tủa trong dung môi và đánh giá một số đặc tính lý - hóa của hệ tiểu phân thu được. Phương pháp nghiên cứu: Ứng dụng kỹ thuật kết tủa trong dung môi để bào chế nano rutin sau đó loại dung môi bằng kỹ thuật phun sấy. Nano rutin tạo thành được đánh giá một số đặc tính như kích thước tiểu phân, chỉ số đa phân tán và thế zeta. Kết quả: Xây dựng thành công công thức bào chế nano rutin gồm rutin (nồng độ 10 mg/mL trong methanol), HPMC E15 (nồng độ 0,8% trong nước); chất diện hoạt là natri lauryl sulfat (NaLS, nồng độ 0,2% trong nước); tỷ lệ methanol/nước (1/10, tt/tt). Lựa chọn được một số thông số quy trình gồm tốc độ bơm dịch (120 giọt/phút), tốc độ khuấy từ (1.500 vòng/phút), thời gian khuấy (5 phút), sau đó, tiếp tục siêu âm trong 5 phút. Hệ tiểu phân nano sau khi phun sấy có dạng bột màu vàng, kích thước mịn, độ xốp cao. Sau khi phân tán lại trong nước cho kích thước tiểu phân (KTTP) là 246,2 ± 20,4nm; chỉ số đa phân tán (PDI) là 0,450 ± 0,031; thế zeta là - 37,2 ± 2,3mV. Kết luận: Bào chế được nano rutin theo phương pháp kết tủa trong dung môi và đánh giá một số đặc tính lý - hóa của tiểu phân thu được.

Từ khóa

#Rutin #Nano #Kết tủa trong dung môi

Tài liệu tham khảo

Gullón B, et al. Rutin: A review on extraction, identification and purification methods, biological activities and approaches to enhance its bioavailability. Trends in Food Science & Technology. 2017; 67:220-235.

Manach C, et al. Bioavailability and bioefficacy of polyphenols in humans. I. Review of 97 bioavailability studies. Am J Clin Nutr. 2005; 81(1 Suppl):230-242.

Mauludin R, RH Müller, and CM Keck. Development of an oral rutin nanocrystal formulation. International Journal of Pharmaceutics. 2009; 370(1-2):202-209.

Phan Nguyễn Quỳnh Anh. Nghiên cứu tạo hệ nano từ rutin. Trường Đại học Bách Khoa. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2017.

Liu T, et al. Preparation nanocrystals of poorly soluble plant compounds using an ultra-small-scale approach. Aaps Pharmscitech. 2017; 18(7):2610-2617.

Mai Thị Thảo. Bào chế bột nano rutin bằng kỹ thuật nghiền bi. Trường Đại học Y Dược. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2019.

Zhao X, et al. Development of silymarin nanocrystals lyophilized power applying nanosuspension technology. China Journal of Chinese Materia Medica. 2009; 34(12):1503-1508.

Nguyễn Thị Bảo Ngọc. Nghiên cứu bào chế nano rutin bằng phương pháp kết tủa trong dung môi. Khoá luận tốt nghiệp đại học ngành dược học. Trường Đại học Y Dược. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2022.

Gera, S., et al. Rutin nanosuspension for potential management of osteoporosis: effect of particle size reduction on oral bioavailability, in vitro and in vivo activity. Pharmaceutical Development and Technology. 2020; 25(8):971-988.