NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU CHIẾT XUẤT TỪ LOÀI PRAXELIS CLEMATIDEA R. M. KING & H. ROBINSON

Phan Nguyễn Anh Trúc, Lê Trương Thắng, Nguyễn Hoàng Chương, Trần Ngọc Ngân Hà, Thái Thị Phương Nhi, Lê Thị Nhung, Hoàng Việt

Tóm tắt

Mục tiêu: Chiết xuất và khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu từ Praxelis clematidea, khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và gây độc tế bào ung thư từ tinh dầu đã chiết xuất. Đối tượng và phương pháp: Tinh dầu được chiết xuất từ Praxelis clematidea bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước. Thành phần hóa học của tinh dầu chiết xuất được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS). Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu được khảo sát bằng phương pháp khuếch tán kháng sinh trên thạch, nồng độ ức chế tối thiểu của tinh dầu đối với các vi khuẩn gây bệnh được xác định bằng phương pháp pha loãng bậc hai trong thạch (MIC). Hoạt tính gây độc tế bào của tinh dầu được đánh giá in vitro trên mô hình tế bào người bằng phương pháp nhuộm protein tổng số với sulforhodamine B. Kết quả: Tinh dầu chiết xuất từ Praxelis clematidea có thành phần hóa học bao gồm 20 hợp chất chính, trong đó có 7 hợp chất chưa được xác định. Tinh dầu thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn như Acinetobacter baumannii, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecium, Pseudomonas aeruginosa với giá trị MIC được ghi nhận từ 2 - 16 mg/mL. Tinh dầu chiết xuất từ Praxelis clematidea thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thư phổi NCI H460 với giá trị IC50 (µg/mL) là 73,01 ± 2,37 và giá trị gây độc chọn lọc (SI) là 1,23. Kết luận: Tinh dầu chiết xuất từ Praxelis clematidea R. M. King & H. Robinson bao gồm 20 hợp chất hóa học khác nhau. Tinh dầu có hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư phổi và đặc biệt là hoạt tính kháng khuẩn trên các vi khuẩn gây bệnh kháng kháng sinh.

Từ khóa

#Praxelis clematidea #Tinh dầu #Thành phần kháng khuẩn #Kháng khuẩn #Độc tính tế bào

Tài liệu tham khảo

Nguyen C.C., et al. (2021). Isolation and Identification of Antibacterial and Antifungal Compounds from Praxelis clematidea R. M. King & H. Robinson as an Effective Potential Treatment against Rice Pathogens. Agronomy; 11(11):2366.

Wang QiZhi, et al. (2018). Chemical composition of essential oil of the invasive plant Praxelis clematidea and its repellence and lethality to Diaphorina citri. Chinese Journal of Applied Entomology; 55(1):117-125.

Maia G.L., et al. (2011). Flavonoids from Praxelis clematidea R.M. King and Robinson modulate bacterial drug resistance. Molecules; 10.16(6):4828-4835.

Arruda M., et al. (2012). Anti-acetylcholinesterase and antioxidantactivity of essential oils from Hedychium gardnerianum Sheppard ex Ker-Gawl. Molecules; 17(3):3082-3092.

Sylvestre M., et al. (2006). Essential oil analysis and anticancer activity of leaf essential oil of Croton flavens L. from Guadeloupe. J Ethnopharmacol; 103(1):99-102.

Van Vuuren S.F. (2008). Antimicrobial activity of South African medicinal plants. J Ethnopharmacol; 119(3):462-472.

Syarifah M.S., et al (2011). Potential anticancer compound from Cerbera odollam. J Trop For Sci; 9.