Mô hình cấu trúc của hành động nhận xét trong lời bình kết của chương trình truyền hình Vượt dốc phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp - Tập 13 Số 02S - Trang 216-226 - 2024
Trương Thị Thuỳ Trang1, Trần Hoàng Anh2
2Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Trường Sư phạm, Trường Đại học Đồng Tháp, Việt Nam

Tóm tắt

Ngôn ngữ là công cụ, phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất trong đời sống của con người và ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp đặc biệt của mình cụ thể qua hành động ngôn ngữ. Hành động ngôn ngữ được sử dụng trong hội thoại luôn được xây dựng theo những mô hình cấu trúc cơ bản để đạt được hiệu quả nhất định trong giao tiếp nghĩa là khi diễn ra giao tiếp thì ngôn ngữ đang thực hiện “chức năng hành chức” đặc biệt của mình. Khi thực hiện hành động ngôn ngữ, tiến hành cuộc hội thoại hay thực hiện giao tiếp giữa người và người với nhau để trao đổi thông tin, bày tỏ những cảm xúc, mong muốn,… chúng ta cần có đối tượng giao tiếp và nội dung giao tiếp cụ thể. Việc nghiên cứu về mô hình cấu trúc của hành động nhận xét trong lời bình kết của chương trình truyền hình Vượt dốc phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp sẽ tạo một bước tiến mới cho việc sử dụng cũng như phát huy tối đa hiệu quả của ngôn ngữ trong đời sống, học tập và nghiên cứu của chúng ta đạt được những kết quả tối ưu nhất.

Từ khóa

#Cấu trúc hành động #hành động ngôn ngữ #hành động nhận xét #lời bình #mô hình

Tài liệu tham khảo

Diệp, Q. B. (2012). Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.

Dương, X. S., Đinh, V. H., & Trần, Q., Cơ sở lý luận báo chí truyền thông. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.

Dương, X. S. (2015). Giáo trình lý luận báo chí truyền thông. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam.

Đỗ, H. C. (1993). Đại cương Ngôn ngữ học. Hà Nội: NXB Giáo dục.

Đỗ, T. K. L. (1999). Ngữ nghĩa lời hội thoại. Hà Nội: NXB Giáo dục.

Đỗ, T. K. L. (2005). Giáo trình ngữ dụng học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.

Hoàng, A. (2003). Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.

Hoàng, P., Bùi, K. V., Chu, B. T., Đào, T., Hoàng, T., Hoàng, V. H., Lê, K. C., Nguyễn, M. C., Nguyễn, N. T., Nguyễn, T. N., Nguyễn, T. K., Nguyễn, V. K., Phạm, H. V., Trần, C. V., Trần, N. P., Vũ, N. B., & Vương, L. (2020). Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng.

Hồ, L. (1993). Cú pháp tiếng Việt. Hà Nội: NXB Khoa học - Xã hội.

Nguyễn, V. D. (2012). Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí. Hà Nội: NXB Lao Động.