Khái niệm, hoạt động, các hướng đi mới nhất trong công tác xã hội với người cao tuổi tại Mỹ và những gợi ý cho Việt Nam

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 3 Số 4 - Trang 451-464 - 2017
Nguyễn Ngọc Hường1, Nguyễn Mai Quỳnh Trang1, Nguyễn Thu Trang1
1Trường Công tác Xã hội, Đại học South Carolina, Hoa Kỳ

Tóm tắt

Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở mới nhất của Việt Nam (2010), Việt Nam có khoảng 9 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm 10,4% trên tổng số 86 triệu dân (Tổng cục Thống kê 2010). Phân bố dân số Việt Nam hiện tại đang ở cuối giai đoạn “dân số vàng”; với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số. Tuy nhiên, do tỷ suất sinh giảm, tuổi thọ trung bình gia tăng và các nhân tố khác, dự tính đến năm 2017, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số (aging) và đến năm 2032 sẽ sang giai đoạn “dân số già” khi NCT sẽ chiếm một tỷ lệ cao trên tổng dân số. Với tốc độ này, Việt Nam đang là quốc gia già hóa nhanh nhất trên thế giới (UNFPA 2011). Thực tế này đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam trong việc phát triển các dịch vụ y tế và xã hội để chăm sóc cho NCT. Riêng với ngành CTXH, việc phát triển lĩnh vực CTXH với NCT trở nên vô cùng thiết yếu. Ở thời điểm hiện tại, về cơ bản, lĩnh vực này chưa thực sự phát triển ở Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tổng thể về khái niệm, các cách tiếp cận chính, và một số xu hướng mới nhất trong CTXH với NCT tại Mỹ. Dựa trên các thông tin này và các đặc điểm đặc thù của dịch vụ xã hội Việt Nam, bài viết cũng sẽ đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong việc phát triển CTXH với NCT. Ngày nhận: 26/1/2017; ngày chỉnh sửa 30/4/2017; ngày chấp nhận đăng 01/8/2017

Từ khóa

#Công tác xã hội #người cao tuổi #công tác xã hội với người cao tuổi #Mỹ #Việt Nam.