KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỘNG TÁC TAM GIÁC TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Thị Hoài Trang1, Võ Trọng Tuân2, Huỳnh Thanh Vũ3, Hà Thị Xuân3, Đặng Thị Phương Thảo4, Châu Nhị Vân1

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống là một bệnh lý rất phổ biến trong đời sống hằng ngày và trong thực hành lâm sàng. Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng như châm cứu, thuốc đông dược, xoa bóp... Trong đó dưỡng sinh là phương pháp điều trị dễ thực hiện, an toàn, có thể ứng dụng tốt ở các tuyến y tế cơ sở và cộng đồng. Tam giác là động tác dưỡng sinh có tác dụng tốt cho cột sống nhưng chưa có công trình nghiên cứu khoa học đánh giá hiệu quả sử dụng của động tác này trên lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kết quả quả của việc điều trị khi kết hợp tập động tác Tam giác trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên trên 60 bệnh nhân đau thắt lưng được chẩn đoán thoái hóa cột sống và điều trị nội trú tại khoa Y dược cổ truyền-Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Kết quả: Sau 14 ngày điều trị, nhóm sử dụng liệu pháp dùng thuốc đông dược, điện châm đơn thuần và nhóm kết hợp động tác Tam giác đều làm giảm triệu chứng đau qua thang điểm QDSA, cải thiện các biên độ vận động cột sống thắt lưng và sức bền cơ vùng thắt lưng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau điều trị. Trong đó, sau 14 ngày điều trị, tỷ lệ kết quả giảm đau tốt của nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng 30% và sự cải thiện biên độ xoay cột sống, sức bền cơ vùng thắt lưng ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Kết hợp động tác Tam giác có hiệu quả trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống trên lâm sàng. 

Từ khóa

#đau thắt lưng #thoái hóa cột sống #động tác Tam giác

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Bay (2007), Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp Đông-Tây y), NXB Y học, tr. 520-535.

Ngô Quý Châu (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, NXB Y học Hà Nội, tr. 637 – 642.

Mai Thị Kim Chi (2020), Khảo sát tác động của động tác Tam giác đối với nhóm cơ vùng thắt lưng, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM.

Đoàn Văn Đệ, Nguyễn Văn Chương (2014), Cơ cấu, tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến đau mạn tính tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y dược học quân sự, số 6, tr. 94-101.

Phạm Huy Hùng, Huỳnh Tấn Vũ (2010), Hiệu quả điều trị chứng đau lưng do thoái hóa cột sống của liệu pháp 3 động tác dưỡng sinh và xoa bóp vùng lưng, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14(2), tr. 73-81.

Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015), Bệnh học Cơ xương khớp nội khoa, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 152-153.

Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt (2020), Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe, Trường Đại học Y tế công cộng, tr. 40-43.

Trường Đại học Y Hà Nội (2017), Bệnh học Nội khoa (sách dùng cho đào tạo Sau đại học) tập 1, NXB Y học, tr. 450-505.

Huỳnh Tấn Vũ, Lưu Thị Hiệp (2005), So sánh hiệu quả điều trị chứng đau lưng do thoái hóa cột sống của phương pháp châm cứu, kéo cột sống và tập Dưỡng sinh với phương pháp điều trị tây y, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2(9), tr. 46-55.

Ito T, Shirado O, Suzuki H, Takahashi M, Kaneda K, Strax TE (1996), “Lumbar trunk muscle endurance testing: an inexpensive alternative to a machine for evaluation”, Arch Phys Med Rehabil, 77(1), 75-9

Lawrence JP, Greene HS, Grauner JN (2006), Back pain in athletes, J Am Acad Orthop Surg, 14, 726–35.

Mahajan Annil, Patni Ranu and Verma Somnath (2019), “Low Back Pain and Menopause”, Journal of mid-life health, 10(4), 163-164.