HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÙNG NUÔI CÁ LỒNG TRÊN HỒ HÒA BÌNH VÀ HỒ THÁC BÀ
Tóm tắt
Hồ Hoà Bình và hồ Thác Bà đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các tỉnh phía Bắc. Ngoài mục đích sản xuất điện thì hoạt động du lịch và đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản lồng bè ở 2 hồ đã phát triển trong những năm gần đây. Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiện trạng môi trường nước tại vùng nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và hồ Thác Bà từ năm 2019 – 2022 nhằm đề xuất giải pháp quản lý, nâng cao hiệu quả nuôi trồng, giảm thiểu tác động xấu đến chất lượng môi trường nước trên hai hồ. Các chỉ tiêu môi trường nước bao gồm nhiệt độ, pH, DO, NH 4 -N, PO 4 -P, NO 2 -N, S 2- , COD, thực vật phù du, tảo độc, mật độ vi khuẩn Streptococcus tổng số, Coliform tổng số trong nước được tổng hợp và đánh giá trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Kết quả nghiên cứu cho thấy, COD, Streptococcus tổng số và Coliform tổng số tăng cao vào các tháng 6-7. Hàm lượng NH 4 -N, PO 4 -P, NO 2 -Ncó xu hướng gia tăng qua các năm. Các thông số NH 4 -N, PO 4 -P NO 2 -N, Coliform, Streptococcus tổng số và pH có ảnh hưởng xấu đến chỉ số chất lượng Water Quality Index (WQI) của 2 hồ khi giá trị tăng cao. Cần có biện pháp quản lý thức ăn thuỷ sản, chất thải sinh hoạt để giảm thiểu tác động đến chất lượng nước.