CẬP NHẬT CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SỚM UNG THƯ PHỔI

Tạ Bá Thắng, Đào Ngọc Bằng1
1Trung tâm Nội Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103

Tóm tắt

Ung thư phổi (UTP) là một trong các loại ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên thế giới. Chẩn đoán sớm có vai trò rất quan trọng trong quyết định phương pháp điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân (BN) UTP. Nhiều phương pháp đã được áp dụng trong chẩn đoán sớm UTP, trong đó chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ngực liều thấp, nội soi phế quản và các phương pháp sinh học phân tử đã chứng minh hiệu quả rõ rệt. Mỗi phương pháp chẩn đoán có vai trò riêng. Trong khi nội soi phế quản sinh thiết được ứng dụng chẩn đoán những tổn thương niêm mạc tại phế quản trung tâm, chụp CLVT ngực liều thấp có thể áp dụng để sàng lọc các khối u ở phế quản ngoại vi, vị trí nội soi phế quản không quan sát được. Ngoài ra, phương pháp sinh thiết lỏng sử dụng các dấu ấn sinh học là một phương pháp tiềm năng. Sự kết hợp các phương pháp chẩn đoán sẽ giúp cho bác sĩ lâm sàng chẩn đoán sớm UTP, chỉ định phương pháp điều trị hợp lý và tiên lượng chính xác cho BN, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị UTP trong thực hành lâm sàng.

Từ khóa

#Ung thư phổi không tế bào nhỏ #Chụp cắt lớp vi tính liều thấp #Nội soi phế quản chẩn đoán #Sinh thiết lỏng

Tài liệu tham khảo

Sung H., Ferlay J., Siegel R.L. (2021). Global Cancer Statistics 2020: Globocan Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. Ca Cancer J Clin; 71:209-224.

Globocan (2020). Viet Nam - Global Cancer Observatory.

Ettinger D.S., Wood D.E., Aisner D.L., et al. (2020). Non-Small Cell Lung Cancer, Version 3.2022, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology. J Natl Compr Canc Netw; 20(5): 497-530.

American Cancer Society (2017). Cancer Facts and Figures 2017; 19-21.

Larke F.J., Kruger R.L., Cagnon C.H., et al. (2011). Estimated radiation dose associated with low-dose chest CT of average-size participants in the National Lung Screening Trial. AJR Am J Roentgenol; 197(5): 1165-1169.

Chiles C. (2014). Lung Cancer Screening with Low Dose CT. Radiol Clin North Am; 52(1): 27-46.

National Lung Screening Trial Research Team (2011). Reduced lung-cancer mortality with low-dose computed tomographic screening. N Engl J Med; 365(5): 395-409.

Cruickshank A., Stieler G., Ameer F. (2019). Evaluation of the solitary pulmonary nodule. Internal Medicine Journal; 49(3): 283-412.

MacMahon H., Naidich D.P., Goo J.M., et al. (2017). Guidelines for Management of incidental nodules detected on CT images: From the Fleischner Society 2017. Radiology; 284(1): 228-243.

Wender R., Fontham E.T.H., Barrera E. Jr, et al. American Cancer Society lung cancer screening guidelines. CA Cancer J Clin; 63(2): 106-117.

Andolfi A., Potenza R., Capozzi R., et al. (2016). The role of bronchoscopy in the diagnosis of early lung cancer: A review. J Thorac Dis; 8(11): 3329-3337.

Zaric B., Perin B., Carapic B., et al. (2012). Diagnostic value of autofluorescence bronchoscopy in lung cancer. Thoracic Cancer.

Zhu J., Li W., Zhou J., et al. (2017). The diagnostic value of narrow-band imaging for early and invasive lung cancer: a meta-analysis. Clinics (Sao Paulo); 72(7): 438-448.

Shibuya K., Hoshino H., Chiyo M., et al. (2002). Subepithelial vascular patterns in bronchial dysplasias using a high magnification bronchovideoscope. Thorax; 57: 902-907.

Muriana P. and Rossetti F. (2020). The role of EBUS-TBNA in lung cancer restaging and mutation analysis. Mediastinum; 4:23.

Freitas C., Sousa C., Machado F., et al. (2021). The Role of Liquid Biopsy in Early Diagnosis of Lung Cancer. Front Oncol; 11: 634316.