ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL VÀ CHLORATE KALI PHUN QUA LÁ ĐẾN SỰ RA HOA, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) TẠI HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH
Tóm tắt
Đề tài được thực hiện nhằm xác định nồng độ tối hảo của paclobutrazol (PBZ) và Chlorate kali (KClO3) phun qua lá đến sự ra hoa của cây măng cụt 14 năm tuổi tại huyện Cầu Kè ? tỉnh Trà Vinh, mùa vụ 2010/2011. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên), với ba lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Hai nhân tố là nồng độ PBZ (0; 500; và 1.000 ppm) và nồng độ KClO3 (0; 1.000; và 2.000 ppm). Paclobutrazol và KClO3 được phun khi lá được 2,0 tháng tuổi. Kết quả cho thấy: phun PBZ 1.000 ppm có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn phun ở nồng độ 0 và 500 ppm. Phun KClO3 2.000 ppm có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn phun ở nồng độ 0 và 1.000 ppm. Kết quả cũng cho thấy sự tương tác giữa PBZ và KClO3 không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây, phun kết hợp PBZ 1.000 ppm với KClO3 1.000 ppm hoặc 2.000 ppm có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn các tổ hợp tương tác khác. Tuy nhiên, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nồng độ PBZ và KClO3 cũng như các tổ hợp tương tác về phẩm chất trái.