THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ SINH VẬT PHÙ DU PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG-BẠC LIÊU

Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 23a - Trang 89-99 - 2012
Mai Viết Văn1, Trần Đắc Định1, Nguyễn Anh Tuấn2
1BM.Quản lý & Kinh tế nghề cá, Khoa Thủy sản
2BM. Chế biến thủy sản, Khoa Thủy sản

Tóm tắt

Nghiên cứu về thành phần loài và mật độ sinh vật phù du phân bố vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2008. Kết quả xác định được 232 loài thực vật nổi thuộc 79 giống của 4 ngành tảo phân bố ở vùng nghiên cứu. Trong đó, ngành tảo silic (Bacillariophyta) có số loài nhiều nhất với 173 loài (chiếm 74,57% tổng số loài), kế đến là ngành tảo giáp (Dinophyta) có 54 loài (23,28%), ngành vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có 03 loài (1,29%), ngành tảo Lục (Chlorophyta) có 02 loài (0,86%). Biến động thành phần loài thực vật nổi theo mùa không lớn: mùa mưa có 198 loài (85,34%) và mùa khô có 174 loài (75%). Ngành tảo silic (Bacillariophyta) chiếm ưu thế ở cả hai mùa. Hàm lượng chlorophyll-a trung bình ở vùng nghiên cứu là 1,67àg/L. Đã tìm thấy 246 loài động vật phù du phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu. Nhóm giáp xác chân mái chèo (Copepoda) có số loài phong phú nhất (105 loài, chiếm 42,68%); kế đến là nguyên sinh động vật (Protozoa) (60 loài, chiếm 24,39%); trùng bánh xe (Rotatoria) (31 loài, chiếm 12,60%); giáp xác râu ngành (Cladocera) có 24 loài, chiếm 9,76%; các Nhóm động vật nổi còn lại có từ  2-6 loài, chiếm 0,81-2,44%. Mật độ trung bình động vật nổi ở vùng nghiên cứu đạt 654 cá thể/m3. Mùa khô mật độ động vật nổi đạt gấp 2,74 lần so với mùa mưa. Nhóm copepoda đóng vai trò quyết định mức độ biến động số lượng động vật nổi trong vùng nghiên cứu ở cả mùa khô và mùa mưa.

Từ khóa

#Phytoplankton #Zooplankton #ven biển #Sóc Trăng #Bạc Liêu

Tài liệu tham khảo