Ảnh hưởng của liều lượng và loại chế phẩm phân đạm đến năng suất lúa và phát thải khí N2O trên đất nhiễm mặn tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 56 - Trang 185-190 - 2020
Trịnh Quang Khương1, Lâm Văn Thông2, Vũ Ngọc Minh Tâm3, Trịnh Thanh Thảo4, Ngô Ngọc Hưng5
2Công ty TNHH MTV phân bón dầu khí Cà Mau
3Viện lúa ĐBSCL
4Viện Nghiên cứu Lúa Đồng bằng sông Cửu Long
5Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp

Tóm tắt

Các chế phẩm phân đạm chứa chất ức chế enzyme urease nBTPT và chất ức chế tiến trình nitrate hóa DCD được nghiên cứu trên đất lúa nhiễm mặn ở Trần Đề, Sóc Trăng trong vụ HT2018 và ĐX2018-19. Mục tiêu đề tài là nhằm đánh giá hiệu quả các chế phẩm phân bón phối trộn nBTPT và DCD đến năng suất lúa, hiệu quả kinh tế và phát thải khí nhà kính. Kết quả cho thấy, phối trộn hoạt các hoạt chất nBTPT và DCD+nBTPT với phân ure giúp tăng năng suất lúa 0,55-0,74 tấn/ha so với ure không phối trộn. Việc phối trộn các hoạt chất giúp tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả nông học và giảm phát thải khí N2O so với ure không phối trộn cả 2 vụ.

Từ khóa

#Chất ức chế thủy phân ure #chất ức chế nitrate hóa #hoạt chất DCD #nBTPT #phát thải khí nhà kính

Tài liệu tham khảo