Đặc điểm sinh học sinh sản và mùa vụ sinh sản của tôm mũ ni (Thenus orientalis) tại đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang

Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 56 - Trang 207-217 - 2020
Ngô Thị Thu Thảo1, Lê Quang Nhã, Cao Mỹ Án, Trần Ngọc Hải1, Trần Đắc Định2, Lý Văn Khánh3, Trần Nguyễn Duy Khoa1
1BM.Kỹ thụât nuôi hải sản, Khoa Thủy sản
2BM.Quản lý & Kinh tế nghề cá, Khoa Thủy sản
3VP. Khoa Thủy sản, Khoa Thủy sản

Tóm tắt

Tôm mũ ni (Thenus orientalis) là một trong số các loài tôm hùm có giá trị kinh tế cao và là đối tượng xuất khẩu quan trọng. Mẫu tôm mũ ni được thu hàng tháng tại đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 để nghiên cứu sự phát triển của tuyến sinh dục và mùa vụ sinh sản. Kết quả phân tích 249 mẫu tôm thu được cho thấy tỷ lệ đực: cái và kích thước của loài tôm này khá biến động, trong đó cá thể cái luôn có kích thước lớn hơn cá thể đực. Màu sắc và kích thước của noãn sào tôm cái thay đổi theo giai đoạn thành thục sinh sản, tuy nhiên các đặc điểm này không thể hiện rõ ở tôm đực. Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm cái ở giai đoạn sinh sản đạt tỷ lệ cao vào tháng 2 (53,8 %), 5 (60,0 %) và tháng 9 (53,8 %). Kích thước trứng của tôm cái cũng đạt cao vào các tháng kể trên là 113,9 ± 11,8 µm; 146,0± 15,2 µm và 149,6± 12,9 µm.  Nghiên cứu này góp phần cung cấp những thông tin cơ bản về đặc điểm sinh học sinh sản của tôm mũ ni, góp phần bảo vệ nguồn lợi và phục vụ cho sản xuất giống.

Từ khóa

#Chu kỳ sinh sản #đặc điểm sinh học sinh sản #đường kính trứng #Thenus orientalis #tôm mũ ni

Tài liệu tham khảo