Sử dụng NPK cho cây lúa trên các biểu loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 56 - Trang 177-184 - 2020
Ngô Ngọc Hưng1, Lý Ngọc Thanh Xuân, Trần Ngọc Hữu, Lâm Văn Thông2, Nguyễn Bảo Vệ3, Lê Phước Toàn1, Lê Văn Dang1, Nguyen Kim Quyen4, Trần Văn Dũng1, Trịnh Quang Khương5
1Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp
2Công ty TNHH MTV phân bón dầu khí Cà Mau
3Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp
4Dai hoc Cuu Long

Tóm tắt

Quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt (SSNM) là một phương pháp được ứng dụng trong bón phân phù hợp với nhu cầu của cây lúa. Nghiên cứu được thực hiện trên 08 địa điểm và qua 03 mùa vụ, từ năm 2016-2018. Mục tiêu đề tài nhằm đánh giá đáp ứng năng suất lúa đối với NPK và xây dựng công thức phân bón trên các nhóm đất chính trồng lúa ở ĐBSCL. Kết quả cho thấy lượng phân N cho lúa được khuyến cáo đối với nhóm đất phù sa là 85-95 kgN ha-1, trong khi đối với nhóm đất phèn và nhiễm mặn, lượng đạm được khuyến cáo là 70-80 kgN ha-1. Lượng phân lân và lượng phân kali được đề xuất theo thứ tự là 30 - 45kg P2O5 ha-1 và 25 - 35kg K2O ha-1.

Từ khóa

#Cây lúa #đất nhiễm mặn #đất phèn #đất phù sa #phân bón NPK #quản lý dinh dưỡng chuyên biệt theo vùng

Tài liệu tham khảo