Hiệu quả của phân bón urea humate kết hợp phân bón vi sinh lên sinh trưởng và năng suất lúa tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 56 - Trang 191-200 - 2020
Tất Anh Thư1, Bùi Triệu Thương2, Nguyễn Khởi Nghĩa1
1Bộ môn Khoa học Đất, Khoa Nông nghiệp
2Sinh viên Khoa Học Đất

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón urea humate kết hợp chế phẩm vi sinh NPISi đến sinh trưởng và năng suất lúa, góp phần giảm liều lượng phân bón hóa học và lượng giống lúa gieo sạ tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với hai kỹ thuật canh tác tương ứng 2 nghiệm thức (1/ Áp dụng kỹ thuật canh tác truyền thống, công thức phân bón 127N– 89P2O5 – 23K2O kg/ha, sử dụng urea thông thường và sạ dày; 2/ Áp dụng kỹ thuật canh tác mới, với công thức phân bón 50N – 30P2O5 – 30K2O, sử dụng urea humate, kết hợp chế phẩm vi sinh, sạ thưa). Kết quả cho thấy việc sử dụng urea humate kết hợp chủng chế phẩm vi sinh NPISi, giảm 60% N, 66 % P205 và 35% lượng giống gieo sạ nhưng vẫn cho năng suất tương đương và không khác biệt thống kê so với với năng suất lúa ở ruộng đối chứng nông dân (5,30 tấn /ha ruộng thí nghiệm và 5,44 tấn/ha ruộng nông dân). Mặt khác, ruộng thí nghiệm có tổng lợi nhuận cao hơn so với ruộng nông dân (3 triệu đồng/ha/vụ). Bên cạnh đó, hàm lượng chất dinh dưỡng hữu dụng và mật số vi sinh vật đất (nấm, vi khuẩn và xạ khuẩn) ở ruộng thí nghiệm cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với ruộng nông dân.

Từ khóa

#Chế phẩm vi sinh #lợi nhuận #lúa #năng suất #urea humate #vi sinh vật đất

Tài liệu tham khảo