NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ CHỐT TRẮNG (MYSTUS PLANICEPS, CUVIER AND VALENCIENNES)
Tóm tắt
Cá chốt trắng (Mystus planiceps, Cuvier và Valenciennes) là loài cá bản địa có giá trị kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá chốt trắng được thực hiện với 6 nghiệm thức: LHRHa+DOM 50; 100 và 150 àg/kg cá cái, HCG 1.000; 1.500 và 2.000 UI/kg cá cái. Mỗi liều lượng của từng loại được tiêm ít nhất 10 con cá cái. Sau 6-7 giờ tiêm với LHRHa+DOM hoặc 7-8 giờ tiêm HCG, cá có tác dụng gây chín và rụng trứng ở hầu hết các nghiệm thức ngoại trừ ở HCG 2.000 UI/kg cá cái. Tỷ lệ sinh sản cao nhất 83,3% ở LHRHa+DOM 100 àg/kg cá cái trong khi đó tỷ lệ thụ tinh cao nhất (81,1%) và tỷ lệ nở (82,2%) ở HCG 1.500 UI/kg cá cái. Trứng cá chốt trắng được ấp ở các độ mặn 0, 10, 20 và 30 ppt với mật độ 200 trứng/L. Kết quả cho thấy trứng cá chốt trắng có thể nở ở tất cả các độ mặn từ 0 đến 30ppt, và tỷ lệ nở cao nhất (72%) ở độ mặn 10ppt. Thời gian nở là 22,2 giờ ở nhiệt độ trung bình 28,3oC. Cá chốt trắng (Mystus planicepts) có thể kích thích sinh sản nhân tạo với LHRHa+DOM 100 àg/kg cá cái hoặc HCG 1.500 UI/kg cá cái.