Năng lực chuyên môn và nhu cầu đào tạo của bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng công tác tại tuyến tỉnh, huyện ở các vùng sinh thái, năm 2020 - 2021

Tạp chí Y học Dự phòng - Tập 31 Số 6 - Trang 154-163 - 2021
Đoàn Quốc Hưng1, Lê Minh Giang2, Phạm Văn Minh1, Nguyễn Thị Kim Liên1, Nguyễn Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Hoài Nam1, Phan Thị Kiều Loan1, Nguyễn Mạnh Hà1, Trần Thị Hảo1, Hoàng Thị Thu Hà2, Đào Vũ Hoàng2, Nguyễn Thị Thu Hà2, Phạm Phương Mai2, Nguyễn Thị Thu Hường2, Hoàng Thị Hải Vân2
2Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội

Tóm tắt

Nghiên cứu có thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu mô tả năng lực chuyên môn và nhu cầu đào tạo của bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng tại 27 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và chuyên khoa tại các vùng sinh thái năm 2020 - 2021. Tổng số 205 bác sĩ tham gia nghiên cứu với số năm công tác trung bình là 8,53 năm, 6,35% bác sĩ có trình độ Tiến sĩ và bác sĩ chuyên khoa II, 21,95% bác sĩ chuyên khoa I, còn lại là bác sĩ nội trú, thạc sĩ và bác sĩ định hướng chuyên khoa. Có 80% cán bộ mong muốn được tiếp tục đào tạo thông qua các hình thức khác nhau trong đó đào tạo cập nhật kiến thức y tế liên tục chiếm tỷ lệ cao nhất (89,3 %); đặc biệt các bác sĩ mong muốn chương trình đào tạo nên bám sát chuẩn năng lực bác sĩ chuyên khoa; chương trình cần phải bám sát cơ cấu bệnh tật của từng vùng và từng tuyến. Nhìn chung các bác sĩ công tác trong chuyên ngành phục hồi chức năng cho rằng năng lực chuyên môn hiện tại đáp ứng một phần hoặc đầy đủ yêu cầu công việc (86,3%), còn 13,7% cho rằng chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhu cầu đào tạo hiện nay là rất lớn đặc biệt nội dung đào tạo cần bám sát chuẩn năng lực bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.

Từ khóa

#Nhu cầu đào tạo #năng lực chuyên môn #bác sĩ #chuyên ngành phục hồi chức năng