ĐáNH GIá Sự PHáT TRIểN Và GIá TRị DINH DƯỡNG CủA BIO-FLOC Ở CáC Độ MặN KHáC NHAU TRONG ĐIềU KIệN THí NGHIệM
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Trang 150-158 - 2014
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự phát triển của bio-floc ở các độ mặn khác nhau ở điều kiện phòng thí nghiệm trong 21 ngày. Bốn nghiệm thức độ mặn gồm 35, 60, 80 và 100 ppt được bố trí trong keo thủy tinh 10-L được sục khí liên tục. Bột khoai mì và phân gà được sử dụng kết hợp làm nguồn carbon (C:N là 10:1) để kích thích sự hình thành bio-floc. Kết quả cho thấy hàm lượng các hợp chất đạm (NH4, NO2, NO3 và TN) tăng cao sau 7 ngày thí nghiệm sau đó có khuynh hướng giảm dần đến khi kết thúc thí nghiệm vào ngày 21. Hàm lượng TSS và VSS tăng theo sự tăng độ mặn và tất cả có khuynh hướng tăng theo thời gian thí nghiệm. Thể tích bio-floc và mật độ tổng vi khuẩn tăng theo thời gian thí nghiệm trong đó tổng vi khuẩn ở độ mặn 35 và 60 ppt cao gấp 5-10 lần so với độ mặn 80 và 100 ppt. Thành phần sinh hóa của bio-flocs không khác nhau giữa các nghiệm thức độ mặn, trong đó hàm lượng protein đạt giá trị cao nhất vào ngày 14. Kết quả nghiên cứu này cho thấy bio-flocs có thể gây tạo ở độ mặn cao để phục vụ nuôi các loài thủy sản chịu mặn cao.