NGHIÊN CỨU NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THEO QUY TRÌNH BIOFLOC VỚI MẬT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN KHÁC NHAU

Tạ Văn Phương, Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Văn Hòa1
1BM.Kỹ thụât nuôi hải sản, Khoa Thủy sản

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Sinh học ứng dụng- Trường Đại học Tây Đô, từ tháng 3-4/2013, nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên sự phát triển và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng theo quy trình Biofloc. Thí nghiệm được thực trên 36 bể nhựa có thể tích 60L/bể với mức nước nuôi là 50L, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên theo 2 nhân tố với 3 nghiệm thức mật độ (100 con/m3, 300 con/m3, 500 con/m3), 4 nghiệm thức độ mặn (5?, 10?, 15?, 20?) với 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi mật độ nuôi tăng lên thì vật chất trong môi trường tăng theo như TSS, TAN, NO2-, lượng biofloc và năng suất tôm nuôi, nhưng làm pH, kích cỡ hạt biofloc tỷ lệ sống giảm. Khi độ mặn tăng làm gia tăng hàm lượng TSS và giảm sự đa dạng phong phú vi sinh vật. Qua phân tích kết quả thí nghiệm cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc ở độ mặn 15? với mật độ từ 100-300 con/m3 cho kết quả tốt nhất, với tỷ lệ sống đạt 79,1-100%.

Từ khóa

#mật độ #độ mặn #biofloc #tôm thẻ chân trắng

Tài liệu tham khảo