Nghiên cứu ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc với các mật độ khác nhau

Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 55 Số 2 - Trang 79-87 - 2019
Trần Ngọc Hải1, Cao My An, Phạm Văn Đầy2, Châu Tài Tảo1
1BM.Kỹ thụât nuôi hải sản, Khoa Thủy sản

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định mật độ ương thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) tốt nhất bằng công nghệ biofloc. Nghiên cứu gồm 4 nghiệm thức mật độ ương là 40; 60; 80 và 100 con/L, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể ương tôm bằng composite có thể tích 0,5 m3, bổ sung nguồn carbon từ bột gạo, tỷ lệ C/N=15/1, độ mặn 12 ‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nghiệm thức ương mật độ 60 con/L có chiều dài PL-15 (9,94±0,06 mm), tỷ lệ sống  (50,2±1,42%) đạt cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiệm thức ương mật độ 40 con/L. Năng suất (30.113±863 con/m3) cao hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiệm thức ương mật độ 80 con/L và 100 con/L. Kết quả cho thấy ương ấu trùng tôm càng xanh bằng công nghệ biofloc với mật độ 60 con/L là tốt nhất.

Từ khóa

#Ấu trùng tôm càng xanh #biofloc #mật độ #Macrobrachium rosenbergii #tỷ lệ sống

Tài liệu tham khảo