Điện đông kết để loại bỏ ammonium trong nước rỉ rác bãi rác Nam Sơn

Nguyen Thi Ha1, Doan Thi Anh1, Le Cao Khai2, Le Thanh Son3, Doan Tuan Linh3
2Faculty of Chemistry, Hanoi Pedagogical University No2, Nguyen Van Linh Street, Xuan Hoa Ward, Phuc Yen, Vinh Phuc, Vietnam
3Institute of Environmental Technology, Vietnam Academy of Science and Technology, Building A30, 18 Hoang Quoc Viet, Cau Giay, Ha Noi

Tóm tắt

Trong bài báo này, một reactor điện đông kết đã được thiết lập để nghiên cứu việc loại bỏ ammonium trong nước rỉ rác bãi rác Nam Sơn. Nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu một vài yếu tố ảnh hưởng đến việc loại bỏ ammonium, bao gồm cường độ dòng điện, thời gian hoạt động, pH ban đầu và vật liệu điện cực. Một reactor điện đông kết mono-polar đã được thiết lập trong một hệ thống theo mẻ với các điện cực bằng sắt và 1.8 L nước rỉ rác. Nghiên cứu chỉ ra rằng cường độ dòng điện và thời gian hoạt động có mối quan hệ thuận với hiệu suất xử lý NH4+. Khi cường độ dòng điện tăng từ 1 đến 4A, tỷ lệ loại bỏ NH4+ tăng từ 14.03 đến 24.99% sau một giờ xử lý. Ảnh hưởng của pH ban đầu trong khoảng từ 5 đến 10 cho thấy hiệu suất xử lý NH4+ tốt nhất ở điều kiện trung tính và kiềm nhẹ. Đáng chú ý là các điện cực bằng sắt có hiệu suất loại bỏ NH4+ cao hơn so với điện cực nhôm trong khoảng thời gian gần 40 phút đầu tiên, tuy nhiên xu hướng này đã đảo ngược sau đó với lợi thế nghiêng về anode nhôm. Điều kiện hoạt động tối ưu được tìm thấy là các điện cực nhôm, cường độ dòng điện áp dụng 3A, thời gian điện phân 60 phút, pH thô là 8, dẫn đến hiệu suất xử lý NH4+ khoảng 24%. Kết quả cho thấy, phương pháp điện đông kết không thực sự hiệu quả trong việc loại bỏ NH4+ và có thể được áp dụng như một bước tiền xử lý.

Từ khóa

#Ammonium #điện đông kết #nước rỉ rác #sắt #nhôm #điện cực