ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM PHUN THIOUREA SAU KHI XỬ LÝ PACLOBUTRAZOL VÀ CHLORATE KALI TƯỚI QUA ĐẤT ĐẾN SỰ RA HOA, NĂNG SUẤT, VÀ PHẨM CHẤT MĂNG CỤT (GARCINIA MANGOSTANA L.) TẠI HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH

Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 22a - Trang 58-68 - 2012
Lê Bảo Long1, Lê Văn Hòa1, Trần Thị Bích Vân2
1BM.Sinh lý-Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp
2Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp

Tóm tắt

Để xác định thời điểm phun Thiourea sau khi tưới Paclobutrazol (PBZ) và Chlorate kali (KClO3), một thí nghiệm đã được thực hiện tại huyện Cầu Kè - tỉnh Trà Vinh, cây măng cụt 14 năm tuổi được chọn làm thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 7 nghiệm thức: (1) nghiệm thức đối chứng không phun thiourea cũng như áp dụng PBZ và KClO3; (2), (3), và (4) phun Thiourea 0,4% sau khi tưới PBZ (2 g a.i./m đường kính tán) 1, 2 và 3 tháng; (5), (6), và (7) phun Thiourea 0,4% sau khi tưới KClO3 (40 g a.i./m đường kính tán) 1, 2 và 3 tháng. Kết quả thí nghiệm cho thấy: thời điểm phun Thiourea có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa, năng suất, và phẩm chất trái. Phun thiourea 2 tháng sau khi áp dụng PBZ hoặc KClO3 có tỷ lệ ra hoa và năng suất/cây cao hơn phun lúc 1 và 3 tháng. 

Từ khóa

#Paclobutrazol #Chlorate kali #ra hoa #măng cụt

Tài liệu tham khảo