ĐIỀU TRỊ SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE KÉO DÀI, BIẾN CHỨNG NẶNG TẠI KHOA CẤP CỨU - HỒI SỨC, BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (01/2017 - 12/2017)

Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam - Tập 3 Số 31 - Trang 32-37 - 2020
Lê Vũ Phượng Thy1, Ngô Văn Tuấn An1, Nguyễn Minh Tiến1, Nguyễn Hữu Nhân1

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả các can thiệp điều trị ở trẻ sốc sốt xuất huyết dengue (SXHD) kéo dài điều trị tại khoa Cấp cứu - Hồi sức, Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017. Phương pháp: mô tả hàng loạt trường hợp. Kết quả: 76 trường hợp sốc SXHD kéo dài, sốc (78,9%), sốc nặng (21,1%), biểu hiện lâm sàng nặng với sốc 100%, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) 18,4%, suy gan 23,7%, xuất huyết tiêu hóa 67,1%, suy đa cơ quan (MODS) 22,4%. Điều trị bao gồm bù dịch tổng lượng trung bình 217,4ml/kg trong thời gian trung bình 37,2 giờ, trong đó lượng đại phân tử trung bình là 164,5ml/kg, dưới sự hướng dẫn của đo áp lực tĩnh mạch trung ương 80,2%, huyết áp động mạch xâm lấn 100%, hỗ trợ hô hấp thở áp lực dương liên tục CPAP 100%, thở máy không xâm lấn 46,1%, thở máy xâm lấn 13,2%, chọc dẫn lưu dịch màng bụng 40,8% dưới sự hỗ trợ của đo áp lực bàng quang 75%; điều trị xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu như hồng cầu lắng 72,4% với lượng trung bình là 16,4ml/kg, huyết tương tươi đông lạnh 61,8% với lượng trung bình 20,6ml/kg, kết tủa lạnh 57,9% với lượng trung bình 1,5đv/6kg, tiểu cầu đậm đặc 31,6% với lượng trung bình 1,7đv/10kg. Thời gian điều trị trung bình tại khoa Hồi sức là 6,4 ngày, có 2 (2,6%) trường hợp tử vong. Kết luận: cần trang bị cho các bệnh viện tỉnh các phương tiện hồi sức, chuyển giao các kỹ thuật nâng cao như thở máy, lọc máu, đo áp lực bàng quang, huyết áp xâm lấn... để cứu sống nhiều hơn nữa các trường hợp sốc SXHD nặng.

Từ khóa

#Hội chứng sốc dengue (DSS)