ĐỘ BỀN KHÁNG NẤM MỤC TRẮNG CỦA GỖ GIỔI FORD - SỰ PHÁ HUỶ CẤU TRÚC GỖ BỞI CÁC LOẠI NẤM MỤC TRẮNG

Hoàng Trung Hiếu 1, Nguyễn Đức Thành2, Nguyễn Tử Kim2, Nguyễn Thị Bích Ngọc3
1Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2iện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tóm tắt

Độ bền tự nhiên của gỗ là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc định hướng mục đích sử dụng gỗ. Dổi ford là cây bản địa có giá trị kinh tế cao, gỗ được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về độ bền tự nhiên của gỗ, đặc biệt là với nấm mục hại gỗ. Bài báo trình bày khả năng chống chịu của gỗ Dổi ford với 6 loại nấm mục trắng hại gỗ. Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ Dổi ford có độ bền tự nhiên ở mức kém bền. Tổn hao khối lượng gỗ Dổi ford sau 2 tháng khảo nghiệm dao động từ 11,18% đến 27,48%. Gỗ bị phá huỷ nhiều bởi loài nấm Phanerochaete sordida (27,48%) và ít bị phá huỷ nhất bởi nấm Dichomitus squalens (11,18%). Nghiên cứu cấu tạo hiển vi cho thấy, sợi nấm phát triển và phân bố toàn bộ cấu trúc bên trong gỗ. Loài nấm mục trắng P. sordidathể hiện rõ phá huỷ cả lignin, xenlulo và hemixenlulo.

Từ khóa

#Dổi ford #độ bền tự nhiên #nấm mục trắng # #kính hiển vi quang học #kính hiển vi điện tử qué

Tài liệu tham khảo