ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG BỎNG, CĂN NGUYÊN VI SINH VẬT VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ BỎNG TRẺ EM, BỆNH VIỆN BỎNG QUỐC GIA LÊ HỮU TRÁC

Lương Quang Anh1, Vũ Thị Thu Loan1, Nguyễn Thị Thuỳ Dung2, Lương Tuấn Anh3

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm tổn thương bỏng, căn nguyên vi sinh vật và sử dụng kháng sinh tại Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả bệnh án của 705 bệnh nhân (BN) điều trị từ tháng 01/2019 - 12/2019. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 2,87 tuổi, bị bỏng nhiều nhất là từ 1 - 5 tuổi (70,64%). Diện tích bỏng trung bình là 7,82%, diện tích bỏng sâu trung bình là 0,54%. Đa phần trẻ bị bỏng nông (74,18%). Vi khuẩn gặp hàng đầu ở BN bỏng là Staphylococcus aureus (50%), Pseudomonas aeruginosa (33,33%). Các vi khuẩn phân lập được chủ yếu sau 3 - 6 ngày sau bỏng (52,38%). Các nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất theo thứ tự như sau: Penicillin và ức chế β-lactam, Aminoglycosid, Macrolid. Kết luận: Đã khảo sát các đặc điểm tổn thương bỏng, căn nguyên vi sinh vật và kháng sinh được sử dụng tại Khoa Điều trị bỏng trẻ em trong năm 2019.

Từ khóa

#Đặc điểm #Tổn thương bỏng #Vi sinh vật #Kháng sinh

Tài liệu tham khảo

Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu, điều trị và dự phòng bỏng cho trẻ em. Dự án phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em. 2006:29-31.

Học viện Quân y. Bỏng. Giáo trình Đại học. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 2018.

Bộ Y tế. Thông tư số 21/2013/TT-BYT Quy định về Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, phụ lục 5. 2013.

Lê Thế Trung. Bỏng những kiến thức chuyên nghành. Nhà xuất bản Y học. 2003:74-400.

Devrim I et al. Burn-associated bloodstream infections in pediatric burn patients: Time distribution of etiologic agents. Burns. 2017; 43(1):144-148.

Seah R et al. Hospitalised burns in children up to 16 years old: A 10-year population-based study in Australia. Journal of Paediatrics and Child Health. 2019; 55(9):1084-1090.

Norbury W et al. Infection in Burns. Surgical Infection. 2016; 17(2): 250-255.