Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực rừng phòng hộ thị xã Phú Mỹ và huyện đất đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nguyễn Duy Bắc1, Lê Trung Kiên2, Nguyễn Xuân Trường1, Nguyễn Minh Hùng1, Ngô Thị Minh Huyền1, Trần Thị Liên1, Cao Ngọc Giang1, Lê Đức Thanh1
2Ban Quản lý rừng phòng hộ Bà Rịa – Vũng Tàu

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở thị xã Phú Mỹ và huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Kết quả điều tra đã xác định được 435 loài thực vật có giá trị làm thuốc, thuộc 319 chi, 117 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Gnetophyta và Magnoliophyta). Trong đó, ngành Ngọc lan là đa dạng nhất chiếm 94,71% tổng số loài cây thuốc. Có 6 dạng sống chính của cây thuốc được ghi nhận (Cây thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân thảo, phụ sinh và ký sinh), nhóm cây thân thảo chiếm tỷ lệ cao nhất đến 37,01%). Các bộ phận sử dụng của cây thuốc được chia thành 6 nhóm (thân/vỏ, lá/cành, rễ/rễ củ, cả cây, hoa/quả/hạt và nhóm nhựa/mủ), trong đó nhóm sử dụng toàn cây (H) và lá/cành (L) được sử dụng nhiều nhất chiếm từ 33% đến 36%. Có 20 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc, trong đó nhóm trị bệnh ngoài da, nhóm trị bệnh về gan, thận, mật, đường tiết niệu và nhóm trị bệnh đường tiêu hóa là 3 nhóm chiếm số loài cao nhất từ 119 đến 185 loài. Có 16 loài cây thuốc bị đe dọa có giá trị bảo tồn cao trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.

Từ khóa

#dược liệu #đa dạng cây thuốc #Phú Mỹ #Bà Rịa – Vũng Tàu

Tài liệu tham khảo