ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỤC BAO SAU THỨ PHÁT SAU PHẪU THUẬT THỂ THUỶ TINH BẰNG LASER ND:YAG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MINH ĐỨC BẾN TRE NĂM 2023-2024

Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - Số 77 - Trang 343-349 - 2024
Lữ Bảo Minh1, Lê Minh Lý2
2Bệnh viện Đa Khoa Minh Đức Bến Tre

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đục bao sau thể thủy tinh là biến chứng phổ biến sau phẫu thuật đục thể thủy tinh. Mở bao sau thể thuỷ tinh bằng laser Nd:YAG đã được sử dụng phổ biến để điều trị đục bao sau thứ phát. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị đục bao sau thứ phát sau mổ thuỷ tinh thể bằng laser Nd:YAG. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của đục bao sau thể thủy tinh sau phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo. 2. Đánh giá kết quả điều trị đục bao sau thể thủy tinh bằng laser Nd:YAG. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 120 bệnh nhân bị đục bao sau thứ phát độ II-III sau mổ thuỷ tinh thể được mở bao sau bằng laser ND: YAG tại Bệnh viện Đa khoa Minh Đức tỉnh Bến Tre từ 04/2023 đến 6/2024. Kết quả: Nhóm nghiên cứu có 102 bệnh nhân nữ (85%) và 18 bệnh nhân nam (15%), độ tuổi trung bình là 69,69 ± 9,70 tuổi. Hình thái đục bao sau dạng ngọc trai chiếm 48,3%, dạng xơ hoá chiếm 31,7% và dạng hỗn hợp 20,0%. Thị lực logMAR trung bình trước laser 0,84 ± 0,35; thị lực trung bình sau laser 1 tuần 0,10 ± 0,13, duy trì đến tháng thứ 1. Số xung trung bình đối với dạng hạt trai là 30,76 ± 12,41, dạng xơ 36,08 ± 11,28 và dạng hỗn hợp 40,21 ± 8,29. Kết luận: Mở bao sau bằng laser Nd:YAG là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả để điều trị đục bao sau sau mổ thể thuỷ tinh.   

Từ khóa

#Đục bao sau #laser YAG #mở bao sau bằng laser

Tài liệu tham khảo

Fișuș, A.D. and O. Findl. Capsular fibrosis: a review of prevention methods and management. Eye. 2020. 34(2), 256-262. https://10.1038/s41433-019-0723-5

Paul G. Ursell, M.D., Derek O’Boyle, Javeed Khan, Alessandra Venerus. 5 year incidence of YAG capsulotomy and PCO after cataract surgery with single-piece monofocal intraocular lenses: a real-world evidence study of 20,763 eyes. The Royal College of Ophthalmologists, 2019. 34(5), 960-968. https://doi.org/10.1038/s41433-019-0630-9

Đặng Trung Hiếu, Bùi Xuân Ngọc Hân, Huỳnh Ngọc Anh Thư. Kết quả điều trị đục bao sau thứ phát sau mổ phaco bằng Laser YAG tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp chí Y dược học Cần Thơ.2022. 45, 157-163. https://tapchi.ctump.edu.vn/index.php/ctump/article/view/1006

Phan Nguyễn Tường Vi. Đánh giá kết quả điều trị đục bao sau thể thuỷ tinh bằng laser ND:Yag. Đề tài cấp cơ sở: Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam. 2020. 72.

Vũ Tuấn Anh, Ngụy Cao Phi, Phạm Trọng Văn. Đánh giá kết quả sử dụng Laser ND:Yag mở bao sau tại bệnh viện mắt Hà Nam. Vietnam Medical Journal. 2021. 503(2), 124-128. https://doi.org/10.51298/vmj.v503i2.782

Lindholm JM, L.I., Tuuminen R. Five-Year Cumulative Incidence and Risk Factors of Nd:YAG Capsulotomy in 10 044 Hydrophobic Acrylic 1-Piece and 3-Piece Intraocular Lenses. Am J Ophthalmol.2019. 200, 218-223. https://doi.org/10.1016/j.ajo.2019.01.010

Nguyễn Văn Lành. Nghiên cứu tỷ lệ đục bao sau thể thuỷ tinh sau phẫu thuật phaco và kết quả điều trị đục bao sau bằng laser ND:Yag. 2023. 121.

Rahul Bhargava, P.K., Hemant Phogat, Kulbhushan Prakash Chaudhary. Neodymium-yttrium aluminium garnet laser capsulotomy energy levels for posterior capsule opacification. J Ophthalmic Vis Res. 2015. 10(1), 37-42. https://doi.org/10.4103/2008-322X.156101