Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

Công bố khoa học tiêu biểu

Sắp xếp:  
NGHIÊN CỨU VIỆC TUÂN THỦ DÙNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - Số 62 - Trang 44-48 - 2023
Trần Thị Như Ngọc, Đặng Minh Tiến, Bùi Xuân Trà, Nguyễn Ngọc Thơ
Đặt vấn đề: Tuân thủ điều trị là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, đặc biệt quan trọng đối với điều trị bệnh lý mạn tính trong đó có đái tháo đường típ 2. Nếu không được điều trị và quản lý tốt, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở người bệnh tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam hiện nay còn thấp, theo thống kê trung bình hiện dưới 50%. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc của người bệnh đái tháo đường típ 2. 2) Xác định một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ dùng thuốc của người bệnh đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: người bệnh đái tháo đường típ 2 đang điều trị nội trú tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu được chọn theo cách chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Bệnh nhân có tỷ lệ quên thuốc viên cao (90,7%). Lý do quên thuốc thường gặp nhất là do bận (76,2%). Xử lý quên thuốc đa số là uống bù vào lần uống sau (71,5%). 75% người bệnh có thời gian mắc bệnh ≤5 năm thỉnh thoảng quên hoặc bỏ thuốc, người bệnh tuân thủ điều trị với việc uống thuốc đều đặn đa số thuộc nhóm được kê đơn dùng thuốc từ 1-2 lần trong ngày (96,2%). Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ thuốc cao. Thuốc thường quên là thuốc dạng viên. Xử trí chủ yếu khi là uống bù lần sau. Thời gian mắc bệnh dài, số lần dùng thuốc từ 3 trở lên, thời gian điều trị 1-5 năm là những yếu tố làm giảm tỷ lệ tuân trị.  
#Đái tháo đường típ 2 #tuân thủ dùng thuốc #bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP AMPHETAMINE VÀ DẪN XUẤT TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - Số 61 - Trang 300-306 - 2023
Đặng Văn Hải, Lê Thị Cẩm Hồng
Background: Diagnosis and management of acute poisoning with amphetamines and derivatives are very important. Objectives: To study the clinical and paraclinical characteristics, and the results of acute poisoning with Amphetamine and its derivatives. Materials and Methods: Cross-sectional descriptive method. Results: Most of the patients were from 20 to 40 years, which accounted for 91.89%. The proportions of males and females were 89.19% and 10.81% respectively. Job variables were recorded at the rate of 97.30% for freelancers. 54.10% of the cases took place at discos or bars. 83.78% of the patients were frequent users. We found that Oral administration accounts for 80.08% while inhalation was 10.81%. Active ingredients found were Methamphetamine (51.35%), Amphetamine (5.41%), and both types (43.24%). Survival signs at admission were that pulse was 93.51 ± 25.87 times/min and temperature were 36.16 ± 6.13 (oC). Mean blood pressure was 94.38 ± 71.69 mmHg, and respiratory rate was 19.76 ± 3.74 times/min. Pupils were 2.63 ± 0.94 mm. SpO2 90.91 ± 15.86%. There were symptoms of nausea 32.43%, abdominal pain 29.73%. Symptoms of hypoxemia were 43.24%; Symptoms of tachycardia were 45.95%; hypertension was 16.22%. Symptoms of agitation were 55.56%. Hypokalemia was 51.35%; acute renal failure was 10.81%. Treatment with fluids accounted for 94.59%; sedation 32.43%, hypothermia 21.62%. The treatment result was that 97.30%of the patients recovered and 1 patient died before admission, accounting for 2.70%; there were 7 patients with mental disorders, which accounted for 19.44%. Conclusion: Amphetamine and derivatives poisoning is common in the age group of 20-40 years old, affecting many organs such as nerves, cardiovascular, digestive, respiratory ones. It can also cause acute renal failure and electrolyte disturbances. Early treatment and regimen bring very high efficiency, the treatment result was that 97.30% of the patients recovered.
#Amphetamine và dẫn chất #ngộ độc Amphetamine #Methamphetamine
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN DẪN TRUYỀN THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ BẰNG THẬN NHÂN TẠO THƯỜNG QUY KẾT HỢP HDF-ONLINE
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 520 Số 1A - 2022
Huỳnh Ngọc Tân Mai , Như Nghĩa Nguyễn , Quốc Việt Lê
Đặt vấn đề: tỷ lệ tổn thương thần kinh ngoại vi tương đối cao, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu định kì. Do đó, phát hiện và điều trị hiệu quả bệnh thần kinh ngoại vi có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá sự biến đổi lâm sàng và đánh giá một số chỉ số điện dẫn truyền thần kinh sau lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo thường quy kết hợp với kỹ thuật HDF-Online ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 80 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 07/2021 đến 07/2022. Kết quả: nam chiếm 47,5%, tuổi trung bình là 54,5±15,65 tuổi. Sau 6 tháng, bệnh nhân biểu hiện rối loạn cảm giác giảm từ 75% còn 45%, rối loạn dinh dưỡng giảm từ 38,8% còn 21,25% và rối loạn phản xạ từ 35% còn 12,5%. Đối với chỉ số điện dẫn truyền thần kinh dây mác: tốc độ và biên độ dẫn truyền thần kinh gia tăng, thời gian tiềm vận động giảm có ý nghĩa sau 6 tháng. Đối với dây chày, tốc độ dẫn truyền vận động và biên độ đều tăng. Thời gian tiềm vận động dây thần kinh chày giảm không có ý nghĩa thống kê. Ở dây thần kinh trụ, biên độ dẫn truyền tăng, thời gian tiềm giảm sau 6 tháng. Ở dây giữa, các chỉ số điện dẫn truyền thần kinh cải thiện đáng kể. Kết luận: biện pháp lọc máu kết hợp giữa HD và HDF-Online có thể cải thiện các đặc điểm lâm sàng, một số chỉ số điện dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
#suy thận mạn giai đoạn cuối #điện dẫn truyền thần kinh #HDF-Online #Cần Thơ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI KẾT HỢP NỘI SOI ĐƯỜNG MẬT TRONG MỔ Ở 72 BỆNH NHÂN CAO TUỔI
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - Số 45 - Trang 206-213 - 2022
La Văn Phú, Phạm Văn Lình, Võ Huỳnh Trang
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi được chứng minh an toàn và hiệu qua trong điều trị sỏi đường mật chính. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả lâu dài của điều trị sỏi đường mật chính bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với nội soi đường mật trong mổ ở bệnh nhân cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng trên 72 bệnh nhân cao tuổi sỏi đường mật chính điều trị bằng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật trong mổ từ 05/2016 đến 11/2020 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Thời gian theo dõi trung bình là 24,17 tháng.  Kết quả: Tuổi trung bình là 73,13 + 9,34 tuổi. Thực hiện phẫu thuật nội soi thành công 70 bệnh nhân (97,22%), 01 bệnh nhân (1,39%) tai biến trong mổ thủng tá tràng và 01 bệnh nhân (1,39%) chuyển mổ mở. Thời gian phẫu thuật trung bình là 105,7 + 34,87 phút. Tỷ lệ lấy sạch sỏi là 90,14%. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 8,45%. Tỷ lệ tái phát sỏi 7,04% (5 bệnh nhân) trong thời gian theo dõi sau phẫu thuật. Kết luận: Điều trị sỏi đường mật chính bằng phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật trong mổ là phương pháp an toàn và hiệu quả với tỷ lệ thành công và sạch sỏi cao, tỷ lệ biến chứng chu phẫu và biến chứng muộn thấp.
#Sỏi đường mật chính #cao tuổi #phẫu thuật nội soi #nội soi đường mật trong mổ
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CẤY MÁY TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG SUY NÚT XOANG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Lê Văn Cường, Trần Viết An
Đặt vấn đề: Hội chứng suy nút xoang chiếm 60% các rối loạn nhịp chậm, làm tăng nguy cơ tử vong lên gấp 1,39 lần. Phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả là cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân hội chứng suy nút xoang được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 61 bệnh nhân hội chứng suy nút xoang được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ tháng 02 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020. Bệnh nhân được theo dõi đánh giá 3 thời điểm: trước cấy máy, sau cấy máy 1 tháng và sau cấy máy 3 tháng. Kết quả: Có 19 bệnh nhân cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn một buồng thất và 42 bệnh nhân cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng. Tuổi bệnh nhân trung bình 69 ± 13 tuổi. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng suy nút xoang cải thiện sau 1 tháng và 3 tháng. Thành công về kỹ thuật đạt 100%, thành công về lâm sàng đạt 91,5% khi xuất viện và đạt 100% sau 3 tháng. Theo dõi sau 3 tháng, cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn làm xuất hiện hở van ba lá mới mức độ rất nhẹ với tỷ lệ 4,9% và tiến triển từ mức độ rất nhẹ đến mức độ nhẹ với tỷ lệ 11,5%. Kết luận: Cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cải thiện triệu chứng lâm sàng cho bệnh nhân hội chứng suy nút xoang, thành công về kỹ thuật và lâm sàng đạt tỷ lệ cao, chỉ làm gia tăng hở van ba lá đến mức độ nhẹ với tỷ lệ thấp.   
#máy tạo nhịp tim #hội chứng suy nút xoang
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2023
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - Số 63 - Trang 1-8 - 2023
Nguyễn Văn Nam, Huỳnh Minh Phú, Nguyễn Phước Bảo Quân
Đặt vấn đề: Ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát là một vấn đề sức khỏe lớn ở Việt Nam với phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn trễ, dẫn đến kết quả điều trị kém, tỉ lệ tử vong cao. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang tiến cứu, tất cả bệnh nhân u gan đến khám và/hoặc điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ. Kết quả: Bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm đa số (64,7%), tỉ lệ nam:nữ là 2,1:1, kích thước u hay gặp là >5 cm (85,3%), khối u thường xuất hiện bên gan phải (52,9%) và một khối u chiếm tỉ lệ nhiều nhất 73,5%. Có nhiều kiểu ngấm thuốc của khối u qua các thì tuy nhiên dạng thải thuốc chiểm tỉ lệ cao nhất (76,5%) và có độ đặc hiệu cao (80%). Hình ảnh phình dị hình mạch máu trong khối u, vỏ bao ngấm thuốc thì trễ, huyết khối tĩnh mạch cửa có độ đặc hiệu cao lần lượt là 100%, 93,3%, 93,3%.  Kết luận: Hình ảnh cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan rất đa dạng và có giá trị cao trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan..
#Ung thư biểu mô tế bào gan #HCC #Huyết khối tĩnh mạch cửa
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HỖ TRỢ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA BÀI THUỐC NGŨ VỊ TIÊU KHÁT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - Số 73 - Trang 103-109 - 2024
Lê Minh Hoàng, Tôn Chi Nhân, Huỳnh Thanh Vũ, Võ Trọng Tuân, Lê Ngọc Diễm
  Đặt vấn đề: Đái tháo đường típ 2 tăng nhanh và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Trong đó, y học cổ truyền có nhiều bài thuốc điều trị hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị nội trú. 2. Đánh giá tính an toàn và tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết của bài thuốc Ngũ vị tiêu khát thang trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 30 bệnh nhân chẩn đoán đái tháo đường típ 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng, đánh giá điều trị trước - sau. Kết quả: Tiêu khát thể bệnh Hạ tiêu chiếm tỷ lệ cao 86,67%. Các chỉ số lipid máu, chức năng gan, chức năng thận thay đổi không có ý nghĩa thống kê và chưa ghi nhận các tác dụng phụ của bài thuốc nghiên cứu. Kết luận: Phác đồ kết hợp bài thuốc Ngũ vị tiêu khát và metformin có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết và an toàn khi sử dụng trên người bệnh đái tháo đường típ 2.
#Đái tháo đường típ 2 #Ngũ vị tiêu khát #hạ đường huyết #metformin
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỘNG TÁC TAM GIÁC TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nguyễn Thị Hoài Trang, Võ Trọng Tuân, Huỳnh Thanh Vũ, Hà Thị Xuân, Đặng Thị Phương Thảo, Châu Nhị Vân
Đặt vấn đề: Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống là một bệnh lý rất phổ biến trong đời sống hằng ngày và trong thực hành lâm sàng. Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị đau vùng thắt lưng như châm cứu, thuốc đông dược, xoa bóp... Trong đó dưỡng sinh là phương pháp điều trị dễ thực hiện, an toàn, có thể ứng dụng tốt ở các tuyến y tế cơ sở và cộng đồng. Tam giác là động tác dưỡng sinh có tác dụng tốt cho cột sống nhưng chưa có công trình nghiên cứu khoa học đánh giá hiệu quả sử dụng của động tác này trên lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kết quả quả của việc điều trị khi kết hợp tập động tác Tam giác trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên trên 60 bệnh nhân đau thắt lưng được chẩn đoán thoái hóa cột sống và điều trị nội trú tại khoa Y dược cổ truyền-Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Kết quả: Sau 14 ngày điều trị, nhóm sử dụng liệu pháp dùng thuốc đông dược, điện châm đơn thuần và nhóm kết hợp động tác Tam giác đều làm giảm triệu chứng đau qua thang điểm QDSA, cải thiện các biên độ vận động cột sống thắt lưng và sức bền cơ vùng thắt lưng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau điều trị. Trong đó, sau 14 ngày điều trị, tỷ lệ kết quả giảm đau tốt của nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng 30% và sự cải thiện biên độ xoay cột sống, sức bền cơ vùng thắt lưng ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Kết hợp động tác Tam giác có hiệu quả trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống trên lâm sàng. 
#đau thắt lưng #thoái hóa cột sống #động tác Tam giác
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHÂN LỰC Y TẾ LÀM VIỆC TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN SỐ 1 CẦN THƠ NĂM 2021
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - Số 61 - Trang 266-272 - 2023
Nguyễn Văn Tuấn, Dương Thị Thùy Trang, Tô Thị Lan Anh, Phạm Thị Bé Kiều, Nguyễn Việt Phương
Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống nghề nghiệp của nhân viên y tế có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát. Mục tiêu nghiên cứu: Đo lường chất lượng cuộc sống nghề nghiệp của nhân viên y tế và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp hồi cứu trên 109 cán bộ và sinh viên làm việc tại bệnh viện Dã chiến số 1 Cần Thơ năm 2021. Chất lượng cuộc sống nghề nghiệp được được đo bằng thang đo Professional Quality of Life (ProQOL), gồm 3 thành tố: lòng trắc ẩn, sự kiệt sức, stress sau sang chấn. Kết quả: Nhân viên y tế có lòng trắc ẩn ở mức trung bình (64,2%), sự kiệt sức ở mức thấp (95,4%), stress sau sang chấn ở mức trung bình (51,4%). Sự kiệt sức có liên quan đến tuổi, nhân viên y tế là cán bộ. Stress sau sang chấn có liên quan với tổng thời gian làm việc tại bệnh viện, tuổi, nhân viên y tế là cán bộ. Lòng trắc ẩn càng cao thì sự kiệt sức càng thấp, sự kiệt sức càng cao thì điểm stress sau sang chấn càng cao. Kết luận: Cần có sự phân công thời gian làm việc phù hợp cho nhân viên khi tham gia công tác chăm sóc, điều trị, hỗ trợ cho người bệnh COVID-19.
#chất lượng cuộc sống nghề nghiệp #lòng trắc ẩn #sự kiệt sức #stress #nhân viên y tế
TỶ LỆ NHIỄM VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ACINETOBACTER BAUMANNII PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM ĐƯỜNG HÔ HẤP BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 515 Số 2 - 2022
Đỗ Hùng Trần , Hữu Chường Nguyễn , Thị Ngọc Nga Phạm, Thị Dung Ngô , Hồng Hà Nguyễn , Lĩnh Sơn Trần , Thị Bé Ngoan Lê , Thanh Hải Phan
Đặt vấn đề: Acinetobacter baumannii hiện nay đang được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm vi khuẩn ưu tiên số 1 trong kiểm soát và điều trị. Mục tiêu: xác định tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter baumannii được phân lập từ bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 318 mẫu bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021. Kết quả: có 100/318 mẫu vi khuẩn Acinetobacter baumannii được phân lập, chiếm tỷ lệ là 31,4%. Đa số vi khuẩn Acinetobacter baumannii đề kháng cao với 13 loại kháng sinh thực nghiệm với tỷ lệ từ 75% với kháng sinh Tobramycin đến 100% với kháng sinh Cefazolin. Acinetobacter baumannii chỉ còn nhạy với một vài kháng sinh: colistin với tỷ lệ 91/100 (91%), trimethoprim/sulfamethoxazole với tỷ lệ (50%) hay tobramycin 22/100 (22%) và một tỷ lệ rất ít từ 0-11% Acinetobacter baumannii kháng ở mức trung gian. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Acinetobacter baumannii khá cao (31,4%). Vi khuẩn Acinetobacter baumannii cũng được xác định kháng cao (trên 75%) với 13/15 loại kháng sinh thực nghiệm.
#Acinetobacter baumannii #đề kháng kháng sinh #vi khuẩn
Tổng số: 49   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5