Scholar Hub/Chủ đề/#kính hiển vi điện tử quét/
Kính hiển vi điện tử quét là một loại kính hiển vi sử dụng công nghệ điện tử để tạo ra hình ảnh thông qua việc quét mẫu vật hoặc mẫu tinh thể bằng các tia elect...
Kính hiển vi điện tử quét là một loại kính hiển vi sử dụng công nghệ điện tử để tạo ra hình ảnh thông qua việc quét mẫu vật hoặc mẫu tinh thể bằng các tia electron chứ không phải sử dụng ánh sáng như các loại kính hiển vi quang học. Các ứng dụng của kính hiển vi điện tử quét bao gồm việc nghiên cứu cấu trúc vật liệu, sinh vật, hoặc các ứng dụng trong ngành công nghiệp và y học.
Kính hiển vi điện tử quét có hai loại chính là kính hiển vi quét tia electron (SEM) và kính hiển vi quét gương ngược (TEM). Kính hiển vi quét tia electron sử dụng các tia electron để quét mẫu và tạo ra hình ảnh chi tiết về bề mặt của mẫu, trong khi kính hiển vi quét gương ngược sử dụng các tia electron để quét mẫu từ phía sau để tạo ra hình ảnh về cấu trúc nội bộ của mẫu.
Cả hai loại kính hiển vi điện tử quét đều cho phép xem các chi tiết vô cùng nhỏ, thậm chí có thể phóng đại lên hàng ngàn lần so với kích thước ban đầu, và rất hữu ích cho việc nghiên cứu và phân tích các mẫu vật liệu, các cấu trúc tinh thể, tế bào sinh học, và nhiều ứng dụng khác.
Các ứng dụng của kính hiển vi điện tử quét rất đa dạng, bao gồm trong lĩnh vực y học để nghiên cứu về cấu trúc tế bào và tìm hiểu về các bệnh lý, trong lĩnh vực công nghiệp để kiểm tra chất lượng sản phẩm và phân tích vật liệu, cũng như trong lĩnh vực khoa học vật liệu để nghiên cứu các cấu trúc tinh thể và vật liệu mới.
Kính hiển vi điện tử quét còn được sử dụng để tạo ra các hình ảnh 3D của các mẫu vật liệu, giúp nghiên cứu và phân tích cấu trúc một cách chi tiết và chính xác. Nó cũng cho phép quan sát các mẫu vật liệu ở các góc nhìn khác nhau, cung cấp thông tin đa chiều và toàn diện về mẫu vật liệu.
Bên cạnh đó, kính hiển vi điện tử quét cũng đã trở thành công cụ quan trọng trong các ứng dụng vật lý học, hóa học, sinh học, y học, công nghệ vật liệu và nhiều lĩnh vực khác.
Tổng hợp cacbon nano ống bằng phương pháp kết tụ hóa học trong pha hơi sử dụng ethane làm nguồn cacbon Cacbon nano ống (CNTs) đã được quan tâm bởi cộng đồng khoa học kể từ thời điểm công bố kết quả của hai nhóm nghiên cứu S. Iijima và D.S. Bethune vào năm 1993. Nhờ vào những tính chất ưu việt của CNTs mà chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết tụ hóa học trong pha hơi (CVD) là phương pháp thường được sử dụng trong tổng hợp CNTs vì có nhiều ưu điểm. Ở nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp CVD với nguồn cacbon là ethane và xúc tác Fe/γ-Al2O3 để tổng hợp CNTs. Đánh giá tính chất của sản phẩm thu được bằng các phương pháp phân tích hóa lý hiện đại như hấp phụ đẳng nhiệt nitơ lỏng và tính toán bề mặt riêng theo phương pháp BET, XPS, SEM và TEM. Ảnh hưởng của việc sử dụng khí mang lên tính chất sản phẩm cũng đã được khảo sát.
#CNTs #Phương pháp CVD #xúc tác Fe/γ-Al2O3 #phổ quang điện tử tia X (XPS) #BET #kính hiển vi điện tử quét (SEM) #kính hiển vi điển tử truyền qua (TEM)
ĐỘ CỨNG VICKERS VÀ CẤU TRÚC BỀ MẶT SỨ LITHIUM DISILICATE TRƯỚC VÀ SAU XỬ LÝ AXIT HYDROFLUORIC Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá độ cứng Vickers và cấu trúc bề mặt của sứ thuỷ tinh lithium disilicate trước và sau khi xử lý với axit hydrofluoric (HF) 5%. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 52 đĩa tròn sứ thuỷ tinh lithium disilicate (26 đĩa sứ GC Initial Lisi Press-LP và 26 đĩa sứ IPS e.max Press-EP) có kích thước 4x2mm được chuẩn bị bằng kỹ thuật ép nóng. Sau khi đánh bóng bề mặt, một nửa số đĩa sứ được xử lý bề mặt với HF 5%. Sau đó, 40 đĩa sứ được dùng để đánh giá độ cứng Vickers và 12 đĩa dùng để quan sát bề mặt dưới kính hiển vi điện tử quét. Kết quả: Sau khi xử lý bề mặt với HF 5%, độ cứng Vickers của 2 nhóm nghiên cứu đều giảm có ý nghĩa thống kê và nhóm LP có độ cứng Vickers lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm EP. Hình ảnh SEM cho thấy cấu trúc bề mặt của nhóm LP có các tinh thể với kích thước nhỏ, đều hơn so với nhóm EP. Kết luận: Việc xử lý với HF 5% làm giảm độ cứng bề mặt của sứ lithium disilicate và độ cứng của LP lớn hơn EP.
#Độ cứng Vickers #kính hiển vi điện tử quét #sứ lithium disilicate #axit hydrofluoric
Phân tích thành phần khoáng vật sét bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và minh giải hình ảnh từ kính hiển vi điện tử quét để tái hiện điều kiện khí hậu cổ địa lý tập D Lô 15-2 & 15-2/01 bể Cửu Long Bài báo trình bày kết quả phân tích nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction) định lượng cho thành phần khoáng vật tạo đá và thành phần sét thực hiện trên 29 mẫu gồm mẫu lõi và mẫu vụn các giếng khoan ở tập D của Lô 15-2 & 15-2/01. Kết quả phân tích thành phần đá chủ yếu là thạch anh, kali-feldspar và plagiocla. Thành phần xi măng gồm calcite, dolomite, siderite và pyrite. Thành phần khoáng vật sét có vai trò quan trọng trong tập D, kết quả phân tích XRD và minh giải hình ảnh từ kính hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy thành phần sét trong tập này chủ yếu là illite, kaolinite, chlorite và hỗn hợp lớp illite-smectite...Sự kết hợp các khoáng vật sét có thể được chia thành 3 loại: (I) illite và hỗn hợp lớp illite-smectite chiếm chủ yếu; (II) kaolinite chiếm chủ yếu; (III) illite, hỗn hợp lớp illite-smectite, kaolinite và chlorite tương đồng. Sự thay đổi hàm lượng khoáng vật sét trong từng độ sâu của từng giếng khoan trong tập D cho thấy sự thay đổi về khí hậu và môi trường cổ địa lý.
#Quantitative XRD analysis #scanning electron microscope (SEM) #clay minerals #paleoclimate #Cuu Long basin
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của composite từ nhựa polyester không no và bột đá phế thải Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của composite trên cơ sở nhựa polyester không no (UPE) và bột đá phế thải từ Làng đá Non Nước, thành phố Đà Nẵng. Mẫu composite được chế tạo bằng công nghệ đúc ép. Áp lực và thời gian ép được lựa chọn thích hợp tương ứng là 40 Psi và 2h. Các phép đo cơ lý kéo, uốn, nén và va đập được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của kích thước hạt và hàm lượng bột đá đến các tính chất của composite nền nhựa polyester không no. Bề mặt phá hủy của mẫu composite cũng được khảo sát bằng Kính hiển vi điện tử quét. Kết quả phân tích cho thấy độ bền composite giảm khi kích thước hạt và hàm lượng bột đá tăng, đặc biệt đối với bột đá ướt.
#Composite #bột đá #polyester không no #tính chất cơ lý #Kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Chế tạo vật liệu composite từ poly(vinyl chloride) phế thải và mùn cưa Vật liệu nhựa gỗ là một loại vật liệu mới được quan tâm nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhờ những ưu điểm chính như: Nhẹ, tiêu thụ năng lượng thấp khi gia công, có khả năng phân hủy sinh học khi sử dụng nền polymer thích hợp, ít gây mài mòn thiết bị gia công, thân thiện với môi trường, giá thành thấp,... Mục đích của nghiên cứu này nhằm chế tạo vật liệu composite từ nhựa poly(vinyl chloride) phế thải và mùn cưa nhằm tạo sản phẩm có giá trị từ các nguồn phế thải. Trong nghiên cứu này, các phương pháp khảo sát gồm: Đo cơ lý, phân tích nhiệt lượng quét vi sai, kính hiển vi điện tử quét và khảo sát khả năng chịu môi trường được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng mùn cưa đến tính chất của sản phẩm composite.
#Poly(vinyl chloride) #mùn cưa #nhiệt lượng quét vi sai #kính hiển vi điện tử quét #đo cơ lý
Nghiên cứu hiệu quả của trị liệu huyết tương giàu tiểu cầu tự thân lên biến đổi siêu cấu trúc của vết thương mạn tính trên kính hiển vi điện tử quét Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi siêu cấu trúc của vết thương mạn tính trên kính hiển vi điện tử quét sau trị liệu huyết tương giàu tiểu cầu tự thân.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc, mô tả trước sau điều trị được thực hiện tại Trung tâm Liền vết thương, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.Ba mươi bệnh nhân với 33 vết thương mạn tính đã được trị liệu huyết tương giàu tiểu cầu. Chúng tôi đã tiến hành sinh thiết mô tại chỗ vết thương mạn tính tại các thời điểm trước khi trị liệu, sau trị liệu 1 tuần và 2 tuần để đánh giá biến đổi siêu cấu trúc của vết thương mạn tính trên kính hiến vi điện tử quét.Kết quả: Sau trị liệu huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tại chỗ vết thương mạn tính tình trạng viêm giảm sau 1 tuần điều trị, tăng sinh nguyên bào sợi và collagen sau 2 tuần điều trị.Kết luận: Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân hỗ trợ và thúc đẩy tăng sinh các tế bào tham gia vào quá trình liền vết thương tại chỗ vết thương mạn tính.
#Vết thương mạn tính #huyết tương giàu tiểu cầu #siêu cấu trúc #kính hiển vi điện tử quét.