Scholar Hub/Chủ đề/#cố định đạm/
Cố định đạm là quá trình chuyển đổi nitơ từ khí quyển thành hợp chất mà thực vật hấp thụ, chủ yếu thông qua vi khuẩn trong đất. Có hai phương pháp chính: cố định đạm sinh học và hóa học. Quá trình sinh học thực hiện bởi vi khuẩn như Rhizobium và Azotobacter, trong khi cố định hóa học dùng quy trình Haber-Bosch để sản xuất phân bón. Cố định đạm quan trọng trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường, giúp giảm nhu cầu phân bón hóa học, phát thải khí nhà kính, và ô nhiễm.
Cố Định Đạm: Khái Niệm và Tầm Quan Trọng
Cố định đạm là một quá trình quan trọng trong chu trình nitơ của sinh quyển, trong đó nitơ trong khí quyển được chuyển đổi thành các hợp chất nitơ mà thực vật có thể hấp thụ và sử dụng. Quá trình này chủ yếu được thực hiện bởi một số vi khuẩn sống trong đất hoặc trong mối quan hệ cộng sinh với thực vật.
Các Phương Pháp Cố Định Đạm
Có hai phương pháp chính để cố định đạm: cố định đạm sinh học và cố định đạm hóa học. Cố định đạm sinh học là cách tự nhiên mà vi khuẩn và một số vi sinh vật khác chuyển đổi nitơ từ khí quyển thành amoniac. Trong khi đó, cố định đạm hóa học thường được thực hiện thông qua các quy trình công nghiệp, như quy trình Haber-Bosch, để sản xuất phân bón hóa học.
Cố Định Đạm Sinh Học
Cố định đạm sinh học thường được thực hiện bởi các vi khuẩn cố định đạm chuyên biệt như vi khuẩn Rhizobium, sống trong nốt rễ của họ đậu, và vi khuẩn Azotobacter, sống tự do trong đất. Những vi khuẩn này có khả năng chuyển đổi khí nitơ (N2) thành amoniac (NH3), từ đó được cây hấp thụ làm nguồn dinh dưỡng.
Cố Định Đạm Hóa Học
Quy trình Haber-Bosch là quá trình tổng hợp amoniac từ khí nitơ và khí hydro dưới áp suất cao và nhiệt độ cao, với sự hiện diện của chất xúc tác. Sản phẩm cuối cùng được sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ, giúp tăng cường năng suất cây trồng trên toàn thế giới.
Tác Động của Cố Định Đạm
Quá trình cố định đạm có vai trò quan trọng trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Nó không chỉ cung cấp nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng mà còn giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào phân bón hóa học, từ đó giảm lượng phát thải khí nhà kính và ô nhiễm đất nước.
Kết Luận
Cố định đạm là một phần quan trọng của chu trình sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ sinh thái và năng suất nông nghiệp. Việc hiểu và tối ưu hóa quá trình này có thể dẫn đến các phương pháp canh tác bền vững hơn và bảo vệ môi trường tốt hơn cho tương lai.
Nghiên cứu về các công cụ bảo đảm chất lượng bên trong ở một số trường đại học trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam Bảo đảm chất lượng bên trong là một thành tố quan trọng của giáo dục đại học. Nhiều trường đại học trên thế giới đã xây dựng và triển khai thành công mô hình bảo đảm chất lượng bên trong, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, quản lí và cơ hội việc làm cho người tốt nghiệp. Nghiên cứu gần đây của UNESCO về triển khai bảo đảm chất lượng bên trong tại tám trường đại học khác nhau trên thế giới đã cung cấp những kết quả có giá trị học học thuật và thực tiễn cao. Bài báo này phân tích các công cụ bảo đảm chất lượng bên trong ở các trường đại học trên thế giới qua các nghiên cứu của UNESCO để từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các trường đại học Việt Nam. Khi mà hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong ở nhiều trường đại học Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn ban đầu phát triển thì những kết quả từ nghiên cứu của UNESCO sẽ rất hữu ích để các trường tham khảo.
#Bảo đảm chất lượng #công cụ bảo đảm chất lượng bên trong #kiểm định chất lượng #giáo dục đại học
Phân lập và xác định đặc tính vi khuẩn nội sinh trong rễ cây khoai lang (Ipomoea batatas) trồng trên đất phèn ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 36 - Trang 6-13 - 2015
Ba mươi sáu dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường LGI từ các mẫu rễ cây khoai lang trồng ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Tất cả các dòng vi khuẩn này đều có dạng hình que và có khả năng chuyển động. Thực hiện các phép thử sinh hóa đã xác định được các dòng KL9, KL11, KL39a, KL39b là các vi khuẩn nội sinh có đủ 3 đặc tính tốt là cố định đạm, hòa tan lân khó tan, tổng hợp IAA; Ba dòng KL9, KL39a, KL39b còn có khả năng sản xuất siderofores. Khi giải trình tự đoạn gen 16S-DNA của 4 dòng vi khuẩn này, nhận diện được dòng KL9 có tỉ lệ đồng hình của đoạn gen 16S-DNA với loài Burkholderia sprentiae và Burkholderia vietnamiensis là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-DNA của dòng KL39a với loài Burkholderia ambifaria và Burkholderia vietnamiensis là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-rDNA của dòng KL39b với loài Enterobacter ludwigii và Enterobacter cloacae là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-DNA của dòng KL11 với loài loài Klebsiella pneumoniae là 99%. Bốn dòng vi khuẩn có các đặc tính tốt này được đề nghị đưa vào sản xuất phân vi sinh cho cây khoai lang trồng trên đất phèn vùng Hòn Đất.
#Cây khoai lang #cố định đạm #hòa tan lân #IAA #siderofores #vi khuẩn nội sinh
Hiệu quả của vi khuẩn chịu mặn Burkholderia sp. PL9 và Acinetobacter sp. GH1-1 lên sinh trưởng và năng suất lúa LP5 trồng trên nền đất nhiễm mặn mô hình lúa-tôm ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 55 Số 1 - Trang 24-30 - 2019
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của hai dòng vi khuẩn Burkholderia sp. PL9 và Acinetobacter sp. GH1-1 phân lập từ đất lúa trong mô hình lúa tôm ở Sóc Trăng và Bạc Liêu lên sinh trưởng và năng suất lúa ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 10 nghiệm thức và 4 lặp lại. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, thành phần năng suất và năng suất lúa được thu thập. Kết quả cho thấy khi chủng với hai dòng vi khuẩn thử nghiệm riêng lẻ kết hợp với bón 50% N khuyến cáo và bón đủ phân lân và phân kali giúp chiều cao cây, chiều dài bông ở thời điểm thu hoạch (không áp dụng cho Acinetobacter sp. GH1-1) tương đương với nghiệm thức NPK khuyến cáo không chủng vi khuẩn. Ngoài ra, hai nghiệm thức này còn cho số bông/m2 tương đương (áp dụng cho Acinetobacter sp. GH1-1) và cao hơn (áp dụng cho Burkholderia sp. PL9) so với nghiệm thức bón NPK khuyến cáo không chủng vi khuẩn. Năng suất lúa thực tế của hai nghiệm thức này tương đương và không khác biệt thống kê so với nghiệm thức bón NPK khuyến cáo. Tóm lại, kết quả này cho thấy cả 2 dòng vi khuẩn thử nghiệm đều có khả năng cung cấp đến 50% phân đạm hóa học khuyến cáo cho cây lúa trồng trên nền đất nhiễm mặn.
#Acinetobacter sp. #Burkholderia sp. #đất nhiễm mặn #vi khuẩn cố định đạm #vi khuẩn tổng hợp IAA #hệ thống lúa tôm
Ảnh hưởng của chế phẩm hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn Hòn Đất trong điều kiện nhà lưới Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - - 2019
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa vi khuẩn cố định đạm Rhodopseudomonas sp. VNW64, VNS89, TLS006 và VNS02 đến sinh trưởng và năng suất lúa trồng trên đất phèn thu từ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang ở điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm hai nhân tố theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, trong đó nhân tố chính là chế phẩm hữu cơ vi sinh gồm ba thành phần: (1) chứa bốn dòng vi khuẩn, (2) chứa dòng vi khuẩn VNW64 và (3) không bón chế phẩm hữu cơ vi sinh và nhân tố phụ là phân đạm vô cơ (kg N ha-1) gồm 100, 75, 50 và 0. Kết quả cho thấy các nghiệm thức bón chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn dòng vi khuẩn đã làm tăng chiều cao cây, số bông lúa/chậu và tăng khối lượng hạt chắc của lúa. Ngoài ra, nghiệm thức bón chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn và một dòng vi khuẩn đạt khối lượng hạt chắc/chậu cao hơn nghiệm thức không bón chế phẩm hữu cơ vi sinh, tương ứng với 23,08 và 8,03%. Bên cạnh, bón chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn và một dòng vi khuẩn cố định đạm giảm được 25-50% lượng phân đạm so với nghiệm thức bón phân vô cơ theo khuyến cáo.
#Chế phẩm hữu cơ vi sinh #đất phèn #năng suất lúa #Rhodopseudomonas sp. #vi khuẩn cố định đạm
XÁC ĐỊNH MOLYPDEN TRONG MẪU NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ UV-VIS SỬ DỤNG VẬT LIỆU Al2O3/TiO2 NANOCOMPOSIT KẾT HỢP VỚI KỸ THUẬT CHIẾT ĐIỂM ĐÁM MÂY Vật liệu Al2O3/TiO2 nanocomposit được tổng hợp và ứng dụng làm chất hấp phụ pha rắn để làm giàu Molypden trong mẫu nước. Molypden sau đó được xác định bằng phương pháp quang phổ UV-Vis kết hợp với kỹ thuật chiết điểm đám mây. Các điều kiện tối ưu của kỹ thuật chiết pha rắn như pH, khối lượng chất hấp phụ, thời gian hấp phụ, tốc độ khuấy và điều kiện giải hấp phụ được khảo sát. Molypden được xác định bằng phương pháp quang phổ dựa vào sự xúc tác của Molypden cho phản ứng oxy hóa khử giữa 1-amino-2- naphthol-4-sulfonic acid và H2O2. Dung dịch của phản ứng được chiết bằng kỹ thuật chiết điểm đám mây và đo quang tại bước sóng 465 nm. Các điều kiện chiết điểm đám mây như pH chiết, lượng Triton X-100, lượng muối NaCl, nhiệt độ chiết lần lượt được khảo sát. Kết quả với 4 mL Triton X-100 60%; 2,5 g muối NaCl; pH 5 tại nhiệt độ 400C thì hiệu suất chiết điểm đám mây là lớn nhất. Với các điều kiện chiết tối ưu, Molypden tuyến tính trong khoảng nồng độ 0,2–2,5 µg/L (r2 = 0,995) với giới hạn định lượng là 0,1676 µg/L. Độ lệch chuẩn trong 5 lần xác định là 3,37%. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng để xác định Molypden trong các mẫu nước.
#Solid-phase extraction #Al2O3/TiO2 nanocomposite; Molybdenum; UV-Vis spectrophotometer; cloud point extraction
KHả NăNG Cố ĐịNH ĐạM CủA CHủNG VI KHUẩN AZOSPIRILLUM LIPOFERUM R29B1 Có KếT HợP CáC LIềU LƯợNG PHÂN ĐạM KHáC NHAU LÊN Sự SINH TRƯởNG Và NăNG SUấT TRÊN CÂY LúA TRONG ĐIềU KIệN NHà LƯớI Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 21b - Trang 171-178 - 2012
Để tăng trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao cây lúa cần nhiều chất dinh dưỡng nhưng quan trọng nhất là chất đạm. Việc sử dụng phân hóa học ở mức độ cao làm cho đất canh tác bạc màu và chai cứng. Thêm vào đó việc sử dụng phân bón dư thừa gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nhằm hạn chế vấn đề trên, đồng thời cùng với xu hướng tiến tới nền nông nghiệp sinh học bền vững, thí nghiệm này cần được thực hiện với mục đích xác định khả năng cố định đạm của dòng vi khuẩnAzospirillumlipoferumR29B1 nhằm đánh giá khả năng cải thiện sinh trưởng và phát triển của dòng vi khuẩn này trên cây lúa. Kết quả cho thấy việc chủng vi khuẩn và bón 50N cho các chỉ tiêu về thành phần năng suất khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng và tương đương với nghiệm thức không chủng vi khuẩn bón 100N khi thực hiện thí nghiệm trong nhà lưới.
#Cố định đạm #Azospirilum lipoferum #lúa #đạm #chủng
Khảo sát ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh cây lúa đến sinh trưởng của một số giống lúa trồng phổ biến vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở giai đoạn mạ Sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sử dụng phân bón hóa học làm tăng giá thành sản phẩm và ảnh hưởng xấu đến độ phì của đất. Nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của 04 dòng vi khuẩn nội sinh NS01, NS08, NS17 và NS25 có khả năng tổng hợp NH4+ và hòa tan lân trong dịch nuôi đến sinh trưởng của các giống lúa IR50404, OM4900 và OM5451 ở giai đoạn mạ. Kết quả cho thấy giống lúa IR50404 chủng với dòng vi khuẩn NS25 cho kết quả tốt nhất ở các chỉ tiêu theo dõi bao gồm hàm lượng diệp lục tố, chiều cao cây, chiều dài rễ, số rễ và khối lượng chất khô. Giải trình tự vùng gen 16S rDNA, xác định được dòng NS25 thuộc chi Bacillus.
#Cố định đạm #hoà tan lân #vi khuẩn nội sinh
Ô nhiễm vi nhựa ở sò huyết (Anadara Granosa) phân bố ở đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá ô nhiễm vi nhựa ở sò huyết sinh sống ở đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định. Sò huyết thu được ở đầm Thị Nại được xử lý bằng KOH 10% để xác định các loại vi nhựa tồn tại trong ống tiêu hóa. Kết quả cho thấy, có hai dạng vi nhựa trong ống tiêu hóa của sò huyết là vi nhựa dạng sợi và vi nhựa dạng mảnh, với tổng mật độ trung bình là 13 vi nhựa/cá thể ở mùa nắng và 3,26 vi nhựa/cá thể ở mùa mưa. Các sợi vi nhựa chủ yếu có chiều dài từ 500 - 2100 µm. Các mảnh vi nhựa tập trung nhiều ở kích cỡ từ 45.000 - 400.000 µm2. Màu trắng và vàng là những màu đặc trưng của vi nhựa dạng sợi, trong khi các màu trắng, vàng và nâu là màu đặc trưng của vi nhựa dạng mảnh.
#Sò huyết #ống tiêu hóa #vi nhựa #đầm Thị Nại #ô nhiễm