Y Dược học cổ truyền Quân sự
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
Đánh giá tác dụng cải thiện khả năng sinh tinh của viên hoàn mềm Tinh kỳ trên chuột cống trắng gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat
Nghiên cứu được tiến hành với mục đích đánh giá tác dụng của viên hoàn mềm tinh kỳ lên nồng độ testosterone huyết thanh; số lượng, chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến hình thái mô tinh hoàn trên thực nghiệm. Phương pháp: Đánh giá tác dụng lên khả năng sinh tinh của viên hoàn mềm Tinh Kỳ với 2 liều thử 4,08g/kg/ngày và 12,24g/kg/ngày được thực hiện trên chuột cống đực trưởng thành gây suy giảm tinh trùng (SGTT) bằng uống natri valproat liều 500mg/kg/ngày trong 7 tuần. Sau đó cho uống chế phẩm nghiên cứu và thuốc tham chiếu trong thời gian 6 tuần. Kết quả: Viên hoàn mềm Tinh kỳ với cả 2 liều thử làm tăng nồng độ testosteron trong máu chuột lên 76,17% và 85,08% so với lô mô hình (p<0,05), tăng mật độ và tăng khả năng di động của tinh trùng, giảm tỷ lệ tinh trùng có hình thái bất thường và hồi phục đường kính ống sinh tinh tốt hơn so với lô mô hình (p<0,05), tương đương lô testosterone và không có sự khác biệt giữa 2 liều thử (p>0,05).
#Viên hoàn mềm Tinh kỳ #suy giảm tinh trùng #thực nghiệm
Quan niệm của y học cổ truyền trong biện chứng luận trị bệnh viêm đƣờng hô hấp cấp do Virus SARS-COV-2
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra thuộc phạm trù chứng “ôn dịch” theo Y học cổ truyền. Bệnh tà gây tổn thương phế, từ đó ảnh hưởng tới toàn thân, hao thương doanh, huyết, thậm chí nghịch chuyển tới tâm bào gây nguy hiểm tới tính mạng. Căn cứ các biểu hiện lâm sàng, có thể phân thành các thời kỳ: thời kỳ khởi phát; thời kỳ toàn phát; thời kỳ nguy kịch và thời kỳ hồi phục. Với mỗi giai đoạn bệnh lý, bằng lý luận độc đáo và phương pháp biện chứng luận trị mang tính đặc thù, Y học cổ truyền đã phát huy được những hiệu quả nhất định góp phần bảo vệ sức khỏe người bệnh, ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch Covid-19.
#Covid-19 #ôn dịch #biện chứng luận trị
Đánh giá tác dụng của điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp với siêu âm trị liệu điều trị đau cột sống thắt lưng
Y Dược học cổ truyền Quân sự - - 2023
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp siêu âm trị liệu trên bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh kết quả trước sau có đối chứng trên 60 bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. Nhóm nghiên cứu (30 bệnh nhân) được điều trị bằng siêu âm trị trị liệu kết hợp điện châm, xoa bóp bấm huyệt trong 20 ngày. Nhóm đối chứng (30 bệnh nhân) được điều trị bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt đơn thuần, thời gian điều trị như nhóm nghiên cứu. So sánh kết quả trước và sau điều trị. Kết quả: Phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp siêu âm trị liệu có tác dụng cải thiện tốt của các chỉ tiêu như mức độ đau theo thang điểm VAS và tầm vận động cột sống, có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và tốt hơn so với nhóm đối chứng. Không có bệnh nhân phải dừng điều trị do tác dụng không mong muốn của phương pháp. Kết luận: Phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp siêu âm trị liệu hiệu quả tốt trong điều trị đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm.
#điện châm #xoa bóp bấm huyệt #siêu âm trị liệu #đau cột sống thắt lưng.
Cơ sở lý luận và phương hướng ứng dụng lâm sàng của liệu pháp thụt giữ đại tràng thuốc Y học cổ truyền
Y Dược học cổ truyền Quân sự - - 2023
Liệu pháp thụt giữ đại tràng thuốc Y học cổ truyền đã có lịch sử lâu đời và hiệu quả đã được chứng minh trong thực tiễn lâm sàng. Đây là một phương pháp điều trị độc đáo và có những ưu thế riêng của Y học cổ truyền. Thông qua các tài liệu và nghiên cứu liên quan chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích về cơ sở lý luận và ứng dụng lâm sàng của liệu pháp này dựa theo Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Qua tổng hợp cho thấy liệu pháp thụt giữ đại tràng là một phương pháp điều trị có hiệu quả, ít tác dụng phụ; trên cơ sở lý luận khoa học của Y học hiện đại và Y học cổ truyền, cho thấy liệu pháp có những ưu điểm và thuận lợi phát huy tác dụng điều trị không chỉ đối với các bệnh lý tại chỗ của đại trực tràng mà còn có thể áp dụng điều trị nhiều bệnh lý toàn thân khác. Trong thời gian tới cần có nhiều hơn các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng; đồng thời tiến hành chuẩn hóa quy trình kỹ thuật tại các cơ sở y tế trong nước từ đó phát huy ưu thế và giá trị thực tiễn của liệu pháp này.
#thụt giữ #cơ sở lý luận #y học cổ truyền
Nghiên cứu một số biện pháp sơ chế và bảo quản cúc hoa vàng
Y Dược học cổ truyền Quân sự - Tập 12 Số 1 - 2022
Trong nghiên cứu này, cúc hoa vàng được xử lý hấp với thời gian khác nhau (60, 90, 120 giây). Cúc hoa tiếp tục được đánh giá qua các biện pháp làm khô khác nhau (phơi nắng tự nhiên, sấy khô ở nhiệt độ 45oC, sấy lạnh). Cuối cùng đánh giá bảo quản ở điều kiện thường trong bao bì ở điều kiện áp suất thấp (100mmHg, 200mmHg, 300mmHg). Đánh giá qua các chỉ tiêu: cảm quan, tỷ lệ vụn nát, hàm lượng luteolin-7-0-β-D-glucosid… Kết quả thu được cho thấy các biện pháp sơ chế và bảo quản cho cúc hoa có chất lượng tốt nhất là hấp cúc hoa ở điều kiện áp suất thường với thời gian 90 giây. Sấy khô trong thiết bị sấy lạnh với nhiệt độ 30oC. Bảo quản trong bao bì PP hút chân không ở mức áp suất 100mmHg cho cúc hoa có thể bảo quản trên 9 tháng, hàm lượng luteolin-7-0-β-D-glucosid đạt trung bình 0,10%. Đạt trên mức yêu cầu trong dược điển Hồng Kông là trên 0,035%.
#Cúc hoa vàng #sơ chế #bảo quản #luteolin-7-0-β-D-glucosid
Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc bát chính tán gia giảm trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Y Dược học cổ truyền Quân sự - Tập 12 Số 1 - 2022
Bát chính tán gia giảm” là bài thuốc được khoa Nam học - Thận - Tiết niệu/ Viện YHCT Quân đội thường xuyên sử dụng điều trị cho các bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của bài thuốc một cách khách quan, khoa học. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu lâm sàng trên 60 bệnh nhân chia làm 2 nhóm, nhóm đối chứng dùng Curam 625mg và Cotrimoxazole 480mg, nhóm nghiên cứu dùng kháng sinh như nhóm chứng kết hợp thêm thuốc sắc “Bát chính tán gia giảm”. Kết quả: Bài thuốc “bát chính tán gia giảm” có tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng tốt hơn so với dùng kháng sinh đơn thuần (giảm 9,33±2,87 điểm so với 6,80 ± 4,92).
#Bát chính tán gia giảm #nhiễm khuẩn tiết niệu
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm thực vật học của nguồn gen cây thuốc giác đế sài gòn
Y Dược học cổ truyền Quân sự - Tập 12 Số 1 - 2022
Giác đế Sài Gòn có tên khoa học là (Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast) thuộc họ Na (Annonaceae). Cây gỗ nhỏ, phân bố dưới tán rừng, là cây sinh sản hữu tính có khả năng tự thu phấn cao. Cây phát triển trên các vùng đất xám, phù sa cổ trên độ cao so với mặt nước biển từ 20 – 800m. Cây sinh sản hữu tính, ra hoa tháng 12 – 5; cho quả vào tháng 6 – 11. Rễ cọc chính sau 3 – 4 năm sinh trưởng trở thành rễ củ có thể thu hoạch. Kích thước củ rễ dài 5-7cm, đường kính 1,2 – 1,5cm. Tế bào biểu bì của thân, lá đều có vỏ cutin che chở. Mô giậu (dưới biểu bì) là các tế bào dài và hẹp có vách dày xếp xít nhau. Mạch gỗ tương đối lớn, trụ bì (cung tượng tầng) xếp thành bó (10 – 15 tế bào/bó).
#Giác đế Sài Gòn #đặc điểm hình thái #cấu tạo giải phẫu
Nghiên cứu nhân giống hữu tính cây bá bệnh (Eurycoma longifolia jack.)
Y Dược học cổ truyền Quân sự - Tập 12 Số 1 - 2022
Nghiên cứu nhân giống hữu tính bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack.) trong vườn ươm tại Kiên Giang cho thấy: quả bá bệnh sau khi chín hoàn toàn, tách lấy hạt làm khô tới ẩm độ hạt 9%. Hạt được ngâm nước ấm 540C trong thời gian 8 tiếng, xử lý bằng dung dịch GA3 1000 ppm trong 30 phút cho tỷ lệ mọc mầm cao nhất đạt 93,3% và thời gian mọc mầm tập trung nhất nhất sau 38 ngày và kết thúc sau 90 ngày. Thành phần ruột bầu gồm 50% đất + 50% mụn dừa (đã xử lý) hoặc 79% đất sạch tầng B + 20% mụn dừa (đã qua xử lý) + 1% phân lân hoặc 79% đất cát + 20% mụn dừa (đã qua xử lý) + 1% phân lân cho tỷ lệ cây xuất vườn giao động từ 90,8 - 98,5%. Thời vụ nhân giống bá bệnh phù hợp nhất là thời vụ tháng 5 và tháng 8 cho tỷ lệ mọc mầm từ 73,3% - 80,0 %. Bổ sung dinh dưỡng cho cây giống trong vườn ươm bằng NPK 15-15-15 +TE nồng độ 0,2% hoặc phân ĐT 501 cùng nồng độ 0,2%. Cây sinh trưởng trong vườn ươm từ 210 - 240 ngày có tỷ lệ sống sau trồng đạt cao nhất (95,3 - 96,8%).
#Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack.) #giá thể #nhân giống #thời vụ
Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực rừng phòng hộ thị xã Phú Mỹ và huyện đất đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Y Dược học cổ truyền Quân sự - Tập 12 Số 1 - 2022
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở thị xã Phú Mỹ và huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Kết quả điều tra đã xác định được 435 loài thực vật có giá trị làm thuốc, thuộc 319 chi, 117 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Gnetophyta và Magnoliophyta). Trong đó, ngành Ngọc lan là đa dạng nhất chiếm 94,71% tổng số loài cây thuốc. Có 6 dạng sống chính của cây thuốc được ghi nhận (Cây thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân thảo, phụ sinh và ký sinh), nhóm cây thân thảo chiếm tỷ lệ cao nhất đến 37,01%). Các bộ phận sử dụng của cây thuốc được chia thành 6 nhóm (thân/vỏ, lá/cành, rễ/rễ củ, cả cây, hoa/quả/hạt và nhóm nhựa/mủ), trong đó nhóm sử dụng toàn cây (H) và lá/cành (L) được sử dụng nhiều nhất chiếm từ 33% đến 36%. Có 20 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc, trong đó nhóm trị bệnh ngoài da, nhóm trị bệnh về gan, thận, mật, đường tiết niệu và nhóm trị bệnh đường tiêu hóa là 3 nhóm chiếm số loài cao nhất từ 119 đến 185 loài. Có 16 loài cây thuốc bị đe dọa có giá trị bảo tồn cao trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
#dược liệu #đa dạng cây thuốc #Phú Mỹ #Bà Rịa – Vũng Tàu
Nghiên cứu giải phẫu thân, lá và rễ cây Sâm Ngọc Linh (Panax Vietnamensis Ha et Grushv.)
Y Dược học cổ truyền Quân sự - - 2021
Cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) hay còn được gọi là sâm K5, sâm Việt Nam) sinh trưởng và phát triển trên vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.
Sâm Ngọc Linh đã được chứng minh ngoài tác dụng bổ dưỡng còn có nhiều tác dụng khác như: Kích thích hoạt động não bộ, nội tiết tố sinh dục, tạo hồng cầu và hemoglobin, giảm cholesterol và lipid máu, hạ đường huyết, điều hòa tim mạch, điều hòa miễn dịch và phòng chống ung thư. Nghiên cứu giải phẫu của thân, lá, thân rễ, rễ củ và rễ con nhằm góp phần mô tả đầy đủ hơn về các bộ phận chính trên cây sâm Ngọc Linh.
#Giải phẫu #Lá #Rễ #Sâm Ngọc Linh #Thân.
Tổng số: 46
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5